Những khác biệt ở chiếc tiêm kích tàng hình Su-T-50 thứ ba của Nga

10/04/2012 20:17
Theo Đất Việt
Những thông tin điểm khác biệt giữa Su-T-50 03 với hai mẫu thử trước hé lộ nhiều công nghệ điện tử hàng không mới của Nga.
Những thông tin điểm khác biệt giữa Su-T-50 03 với hai mẫu thử trước hé lộ nhiều công nghệ điện tử hàng không mới của Nga.
Tạp chí hàng không quốc tế Air International của Anh mới đây đã xuất bản một bài báo của chuyên gia hàng không nổi tiếng của Ba Lan Peter Butovsky nói về sự phát triển của các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK FA của Nga.

Mẫu thử nghiệm Su-T-50 thứ ba đã có một số thay đổi về cấu trúc và được lắp đặt nhiều hệ thống điện tử hàng không mới nhất của Nga.
Mẫu thử nghiệm Su-T-50 thứ ba đã có một số thay đổi về cấu trúc và được lắp đặt nhiều hệ thống điện tử hàng không mới nhất của Nga.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong đầu tháng 1/2012, Tổng Giám đốc công ty Sukhoi Mikhail Pogosyan nói với ITAR-TASS về các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của họ đã thực hiện được hơn 120 chuyến bay thử.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là vào tháng 11/2011, mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ ba (T-50-3) đã được đưa vào chương trình thử nghiệm ở vùng Kosomolsk-on-Amur.
Hai mẫu thử nghiệm đầu tiên đã gặp phải một số vấn đề, trong tháng 8/2011, mẫu thử nghiệm T-50-1 đã bị cháy động cơ khi chạy đà cất cánh, và phi công đã nhanh chóng bật dù nên không gây ra hậu quả nghiệm trọng nào. Mẫu T-50-2 (đuôi số 51) cũng gặp một số sai sót trong thiết kế kết cấu.
Trong quá trình thử nghiệm, nhà thiết kế đã tìm ra một số điểm chưa hợp lý trong thiết kế và hoàn thiện ở mẫu T-50-3. Quá trình này hoàn toàn bình thường trong  quá trình phát triển hoàn thiện một thế hệ máy bay chiến đấu mới.
Sau hàng loạt chuyến bay thử nghiệm, ngày 28/12/2011, mẫu thử nghiệm thứ ba này đã được tháo rời và vận chuyển tới Zhukovsky ở gần Moscow để lắp đặt các hệ thống thiết bị hàng không mới cho máy bay.
T-50-3 là mẫu thử nghiệm thứ ba nhưng thuộc dự án PAK FA, nhưng lại được "ưu tiên" là máy bay đầu tiên được lắp đặt radar AESA mới N036 ở phần mũi, trong khi đó, T-50-1 và T-50-2 đều có cái mũi trống rỗng (không được lắp radar).
Radar N036 của T-50-3 được kết hợp với anten X-band. Mẫu thử nghiệm này cũng đã được lắp cảm biến quang-điện tử tích hợp 101KS Atoll ở phần mũi và đuôi. Trong đó gồm hai hệ thống phòng thủ 101KS và 101KS-B-O (T-50-2 cũng được lắp hệ thống này nhưng T-50-1 thì không).
Ở T-50-3 còn có sự khác biệt rõ rệt, đó là những rãnh hở cung cấp không khí để làm mát động cơ, được thiết kế ở phía trước của cánh đuôi thẳng đứng. Đầu mút của cánh máy bay cũng khá khác với mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 đầu tiên.
Tổng Giám đốc công ty Sukhoi, ông Pogosyan cho biết: "Mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ tư sẽ bắt đầu bay trong năm 2012", nhưng không nói rõ máy bay sẽ bay vào thời điểm nào.
Giữa tháng 2/2012, Tư lệnh không quân Nga Alexander Zelin đã nói với RIA Novosti, trong giai đoạn 2013-2015, chương trình thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA sẽ tăng lên con số 14 chiếc, trong đó, năm 2013, máy bay Su-T-50 sẽ được đưa tới trung tâm thử nghiệm quốc gia Akhtubins.
Theo chương trình vũ khí nhà nước Nga trong giai đoạn 2016 - 2020, Không quân sẽ mua 60 máy bay Su-T-50 để đáp ứng trước mắt yêu cầu phòng thủ quốc gia. Trong thời gian này, Nga sẽ đưa vào sản xuất loạt đối với loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35S để kịp "lấp chỗ trống" khi Su-T-50 còn đang tiếp tục hoàn thiện.

Động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2

Công ty NPO Saturn vừa qua đã loan báo thông tin rằng, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn thứ hai cho máy bay PAK FA đang được họ phát triển và thử nghiệm.
Giám Đốc Tổng công ty chế tạo máy quốc gia (UEC) Andrei Reus nói, mẫu thử nghiệm động cơ Izdeliye 30 "giai đoạn thứ hai" đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm 2016. Trong đó, 70% công việc chế tạo động cơ mới sẽ được thực hiện bởi NPO Saturn.
Tất cả ba mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50, bao gồm T-50-1, T-50-2 và T-50-3, ban đầu đều đã được lắp đặt động cơ AL-41F1 (hay còn gọi là 117S). Đây là loại động cơ với sức đẩy được tăng cường và có đường kính lớn hơn sau khi được nâng cấp từ loại AL-31FP lắp trên các máy bay Su-30.
Theo UEC, trong năm 2011, có 16 động cơ AL-41F1 được sản xuất, trong đó 6 động cơ chỉ để thử nghiệm trên mặt đất và 10 động cơ còn lại sẽ được lắp trên các máy bay Su-27M và Su-T-50 để bay thử nghiệm.
Động cơ AL-41F1 đã có sức đẩy tới 15 tấn ở chế độ đốt sau và lực đẩy khô là 9,5 tấn (lực đẩy khô cao sẽ rất quan trọng khi bay siêu hành trình).
Theo các báo cáo, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2 đã được tăng lực lên tới 18 tấn và 11,5 tấn ở các chế độ như trên và dự kiến sẽ được lắp hàng loạt cho các máy bay Su-T-50 từ năm 2020.

Theo những hình ảnh mà công ty này công bố, máy bay Su-T-50 được trang bị tới 6 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-SD ở hai khoang vũ khí dưới bụng (mỗi khoang mang 3 tên lửa).
Theo những hình ảnh mà công ty này công bố, máy bay Su-T-50 được trang bị tới 6 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-SD ở hai khoang vũ khí dưới bụng (mỗi khoang mang 3 tên lửa).
Ở hai cánh máy bay còn có hai module kín, mỗi module mang được 1 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-MD, ở dưới hai động cơ máy bay còn mang được 2 quả bom có điều khiển KAB-500-ML, bốn giá treo ở hai cánh được trang bị hai module tên lửa không – đối – hạm Kh-38ME, ngoài ra, bên ngoài thân còn có 2 giá treo tên lửa tương tự như Kh-59UshkE.
Ở hai cánh máy bay còn có hai module kín, mỗi module mang được 1 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-MD, ở dưới hai động cơ máy bay còn mang được 2 quả bom có điều khiển KAB-500-ML, bốn giá treo ở hai cánh được trang bị hai module tên lửa không – đối – hạm Kh-38ME, ngoài ra, bên ngoài thân còn có 2 giá treo tên lửa tương tự như Kh-59UshkE.
Mô hình máy bay Su-T-50 trang bị đầy đủ vũ khí được công ty Polish Hobby bán với giá 20 USD/chiếc
Mô hình máy bay Su-T-50 trang bị đầy đủ vũ khí được công ty Polish Hobby bán với giá 20 USD/chiếc

Lộ diện vũ khí cho Su-T-50

Trang mạng Photosite fotosik.pl của Ba Lan đã đăng tải hình ảnh bố trí các loại vũ khí ở khoang vũ khí bên trong và ngoài thân của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm  PAK FA Su-T-50 của Nga.
Mô hình máy bay Su-T-50 được làm bằng đất sét, trong đó, tất cả các vị trí có thể bố trí vũ khí của máy bay ra sao đã được thể hiện khá rõ ràng. Máy bay mang được cả vũ khí bên trong thân và nhiều loại bom, tên lửa được treo ở ngoài cánh.
Cho đến nay, việc bố trí các hệ thống vũ khí trên máy bay Su-T-50 ra sao vẫn là một điều bí ẩn, ngoại trừ trước đó đã từng có một số bản vẽ kỹ thuật không chính thống.
Tuy nhiên, những nỗ lực từ công ty Polish Hobby (thuộc Ba Lan), chuyên sản xuất bản sao các mô hình máy bay nổi tiếng trên thế giới tiết lộ chi tiết về việc bố trí các hệ thống vũ khí của PAK FA.

>> Cận cảnh chiếc T-50 PAK FA thứ 3 của Nga
 
Theo Đất Việt