Obama công kích chính sách đối ngoại "liều lĩnh và sai lầm" của Romney

23/10/2012 19:02
Nguyễn Hường (nguồn CNN, Telegraph)
(GDVN) - Mitt Romney có thể lái nước Mỹ theo một chính sách ngoại giao "liều lĩnh và sai lầm" gây nguy hiểm cho an ninh và thịnh vượng quốc gia trong tương lai.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp, ông Obama đã thể hiện kinh nghiệm của ông chủ Nhà Trắng trong việc giải thích chính sách của Mỹ dưới sự lãnh đạo của mình và công kích các quan điểm, đề xuất của cựu Thống đốc bang Massachussetts còn ít kinh nghiệm đối với các vấn đề quốc tế.

 
Ông Obama đã giành chiến thắng trước đối thủ Mitt Romney trong cuộc tranh luận thứ 3 và là cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống, theo CNN.
Ông Obama đã giành chiến thắng trước đối  thủ Mitt Romney trong cuộc tranh luận thứ 3 và là cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống, theo CNN.
 
Ông Romney đã đề cập tới hầu hết các vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Obama đang phải đối mặt như cuộc chiến tranh dân sự ở Syria, việc ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các nhà phân tích đều thừa nhận rằng ông Obama đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận cuối cùng, nhưng liệu chiến thắng này có tác động lớn tới các cử tri và toàn thể nước Mỹ hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời chắc chắn.

Alex Castellanos, một chiến lược gia của đảng Cộng hòa đồng thời là tư vấn của CNN cho biết "không có nghi ngờ gì về chiến thắng" của ông Obama đêm qua, nhưng nói thêm rằng ông Romney cũng đã thể hiện phong cách của một nhà lãnh đạo có thể đem lại những thay đổi an toàn trong Nhà Trắng.

Ông Romney đã đề cập tới hầu hết các vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Obama đang phải đối mặt .
Ông Romney đã đề cập tới hầu hết các vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Obama đang phải đối mặt .

Theo các nhà phân tích của CNN, ông Obama đã nhiều lần tìm cách làm nổi bật sự thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại của ông Romney, trong khi ông Romney phê phán chính sách đối ngoại của Obama đã làm cho nước Mỹ giảm uy lực và dễ bị tổn thương hơn.
Romney cũng nhiều lần cố gắng thay đổi chủ đề của cuộc thảo luận khi hướng tới nạn thất nghiệp ngày càng tăng cao và sự hồi phục kinh tế chậm chạp dưới chính quyền của ông Obama. Cựu Thống đốc Massachussetts cho rằng chính sách đối ngoại và quốc phòng mạnh mẽ phụ thuộc vào một nền kinh tế mạnh mẽ.

Ông Romney cho rằng việc giảm biên chế quân sự đã khiến Hải quân và Không quân Mỹ trở nên yếu nhất nhất trong thập kỷ qua. 

Obama đã nhiều lần tìm cách làm nổi bật sự thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại của ông Romney.
Obama đã nhiều lần tìm cách làm nổi bật sự thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại của ông Romney.
Tuy nhiên, ông Romney bày tỏ sự hoan nghênh trước nỗ lực của ông Obama trong việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và các thủ lĩnh al-Qaeda, nhưng nhấn mạnh rằng điều đó đã không giúp nước Mỹ thoát khỏi "mớ hỗn độn này" và thay vào đó ông đề xuất thúc đẩy một chiến lược toàn diện nhằm "kiềm chế chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông" thông qua thúc đẩy kinh tế, giáo dục và bình đẳng giới.

Dẫu vậy, đại diện của đảng Cộng hòa đã không chỉ ra được bất kỳ sự khác biệt đáng chú ý nào trong chính sách của mình so với chính sách hiện hành của ông Obama về vân đề này.
Về việc cần thiết phải hỗ trợ lực lượng cho nhóm các nước chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, ông Romney cho rằng nước Mỹ "cần phải đóng vai trò là người lãnh đạo" và đương kim Tổng thống Mỹ đã không kìm chế được bạo lực và để hàng chục ngàn người thiệt mạng, làm khu vực mất ổn định khi từ chối viện trợ vũ khí hạng nặng cho quân nổi dậy ở Syria.

Obama vẫn giữ vững quan điểm của mình trong vấn đề xung đột nội bộ ở Syria
Obama vẫn giữ vững quan điểm của mình trong vấn đề xung đột nội bộ ở Syria 

Trong khi đó, ông Obama vẫn giữ vững quan điểm của mình trong vấn đề xung đột nội bộ ở Syria nên được giải quyết bằng con đường hòa bình thông qua các nỗ lực quốc tế cũng như hỗ trợ phe đối lập.
Các vấn đề khác được đề cập tới trong cuộc tranh luận gồm tham vọng hạt nhân của Iran, Trung Quốc và cuộc chiến ở Afghanistan. Cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ hỗ trợ Israel nếu nhà nước Do Thái này bị tấn công và Romney bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014 của Obama và NATO.
Mặc dù tích cực kêu gọi tiến hành hành động quân sự chống lại Iran trong suốt chiến dịch tranh cử của ông, tại cuộc tranh luận lần này, ông Romney liên tục cố gắng trấn an cử tri của mình ông không có ý định đưa quân đội Mỹ vào một cuộc xung đột mới. 

Cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ hỗ trợ Israel
Cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ hỗ trợ Israel

Đối với vấn đề Iran, Tổng thống Obama tuyên bố Tehran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân khi ông còn là chủ Nhà Trắng và cam kết hỗ trợ đầy đủ cho Israel. 
Cuộc tranh luận thứ 3 có chủ đề chính là chính sách đối ngoại nhưng cả hai ứng cử viên đều xoay cuộc thảo luận trở lại chính sách kinh tế trong nước - vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các cử tri.
Ông Romney công kích Tổng thống Obama về việc đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng dễ bị tổn thương bằng cách mở rộng nợ quốc gia và đề xuất cắt giảm chi tiêu quốc phòng. 
Tuy vậy, Obama đã phản pháo lại kế hoạch của đảng Cộng hòa và đả kích lời hứa của Romney về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2.000 tỷ USD và phục hồi năng lực của Hải quân, Không quân.
Nguyễn Hường (nguồn CNN, Telegraph)