Philippines tìm đối tác châu Á-Thái Bình Dương đối phó với Trung Quốc

27/07/2013 08:58
Đông Bình
(GDVN) - Để đối phó với Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông, Philippines tăng cường liên kết với các nước như Nhật Bản, Australia.
Tàu chiến hỏng của Philippines trên bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) do máy bay trực thăng Trung Quốc chụp.
Tàu chiến hỏng của Philippines trên bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) do máy bay trực thăng Trung Quốc chụp.

Ngày 23 tháng 7, tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản đăng bài viết cho rằng, Philippines đang nỗ lực tìm kiếm đối tác chiến lược tăng cường quan hệ với các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để ứng phó với tình hình khu vực ngày càng căng thẳng.

Bài viết cho rằng, Philippines hết sức lo ngại với bầu không khí ngày càng căng thẳng của Đông Á. Tư thế “trỗi dậy nhanh chóng” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc khiến cho Philippines cảm thấy vô cùng lo ngại, trong khi đó tranh chấp giữa Trung Quốc-Philippines trên biển Đông đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại này, Philippines như ngồi trên đống lửa.

Vì vậy, Philippines tích cực tìm đối tác hợp tác chiến lược, Nhật Bản và Australia trở thành đối tượng hợp tác chủ yếu của họ, nhưng loại quan hệ này chỉ được Nhật Bản đồng ý.

Trên thực tế, Philippines đã triển khai quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, ưu tiên cân nhắc hợp tác an ninh để tăng cường quan hệ song phương. Quan hệ đối tác này đã bao gồm nhiều phương diện - kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội, trong khi đó, cùng với sự chuyển biến của quan hệ song phương lên cấp độ chiến lược, Philippines đang trông đợi hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề quân sự và hải dương.

Bài viết chỉ ra, cho đến nay, mới chỉ có Nhật Bản xác định cùng Philippines phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác chiến lược của hai nước có nguồn gốc từ dự tính ban đầu tăng cường mối quan hệ kinh tế song phương.

Năm 2011, quan hệ này chính thức có hiệu lực do Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký kết Tuyên bố chung. Tuyên bố đã nói rõ lợi ích chung và quan niệm giá trị chung của hai nước Philippines-Nhật Bản.

Nhật Bản có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra trọng tải nhỏ đã nghỉ hưu cho Philippines ứng phó với vấn đề biển Đông.
Nhật Bản có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra trọng tải nhỏ đã nghỉ hưu cho Philippines ứng phó với vấn đề biển Đông.

Vào tháng 1 năm nay, khi quan chức ngoại giao cấp cao hai nước Nhật-Philippines gặp gỡ, phía Nhật Bản đồng ý cung cấp vài chiếc tàu tuần tra cho Philippines, để trợ giúp Philippines tăng cường tuần tra dọc tuyến bờ biển và nâng cao ý thức lãnh hải; trong tháng 6, khi quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước gặp gỡ, Philippines cho biết có ý định cho phép tàu chiến Nhật Bản sử dụng căn cứ của Hải quân Philippines.

Ngoài ra, Philippines cho rằng Australia là đối tượng quan trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược của Philippines. Chính như Aquino nói, hai nước có điểm tương đồng về “giá trị quan”, bối cảnh quốc gia và mục tiêu, đồng thời cho rằng, hiện nay chính là "ngày lành tháng tốt" để hai nước tăng cường hợp tác.

Năm 2007, Philippines và Australia đã ký "Hiệp định địa vị lực lượng thăm viếng", tháng 9 năm 2012 hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này đã cung cấp khuôn khổ pháp lý cho Australia đóng quân ở Philippines.

Nhưng, theo bài báo, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Australia hầu như "chỉ là nguyện vọng của Philippines", bởi vì Chính phủ Australia hoàn toàn không có phản ứng về vấn đề này. Bài viết cho rằng, quan hệ song phương hiện nay đều có lợi cho hai nước, bởi vì hai nước đã tiến hành hợp tác ổn định trong phát triển thương mại, vấn đề an ninh và quản lý có hiệu quả.

Quân đội Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ liên hợp (ảnh tư liệu)
Quân đội Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ liên hợp (ảnh tư liệu)

Cuối cùng, bài viết cho rằng, Philippines xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với mục đích hình thành một đồng minh, để bảo vệ lãnh thổ của họ không bị Trung Quốc xâm lược. Nhưng, về tính chất hợp tác, hợp tác giữa Philippines và một số nước hoàn toàn không thể đạt cấp độ chiến lược.

Ở Đông Nam Á, Mỹ vẫn người phải bảo vệ quan trọng nhất của khu vực này, nhưng các nước trong khu vực như Philippines vẫn cần được cam kết để khi đối mặt với một Trung Quốc mạnh hơn thì có thể loại bỏ được cảm giác không an toàn.

Cân nhắc đến sự hạn chế tự nhiên về quân sự của các nước nhỏ yếu, động thái lôi kéo các nước khác của Philippines có thể được giải thích là muốn bảm đảo cho rủi ro xảy ra đối đầu quân sự giảm xuống thấp nhất.

Đông Bình