Putin tiết lộ lý do hoán đổi vị trí với Medvedev cho các Tổng biên tập

02/03/2012 15:40
Nguyễn Hường (theo Lenta)
(GDVN) - Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, ông Medvedev đã thể hiện rằng giữa ông và người tiền nhiệm của mình có nhiều điểm chung.
Trong cuộc gặp gỡ với các tổng biên tập của những tờ báo quốc tế hàng đầu thế giới cuối ngày 1/5 tại Moscow, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã thừa nhận kế hoạch bổ nhiệm Tổng thống Medvedev vào ghế Thủ tướng sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 4/3 và hé lộ về những lý do khiến ông đưa ra quyết định này.
Thủ tướng Putin và các tổng biên tập báo nước ngoài trong cuộc gặp gỡ tại tư dinh ngày 1/3.
Thủ tướng Putin và các tổng biên tập báo nước ngoài trong cuộc gặp gỡ tại tư dinh ngày 1/3.
Theo ông Putin, Tổng thống Dmitry Medvedev ban đầu đã từ chối trở thành Thủ tướng. Nhưng ông Putin cho biết, quyết định được đưa ra trên cơ sở thực tiễn rằng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, ông Medvedev đã thể hiện rằng giữa ông và người tiền nhiệm của mình có nhiều điểm chung.

Ngoài ra, theo ông Putin, sự quay trở lại Điện Kremlin của ông xuất phát từ một phần nguyên do rằng ông vẫn còn được đánh giáo cao hơn Tổng thống Medvedev một chút trong các bảng đánh giá tín nhiệm.

Thủ tướng Nga cũng nói rằng ông không thấy điều gì bất thường trong bảng đánh giá xếp hạng của mình bởi sau 2 nhiệm kỳ Tổng thống của ông, số lượng người nghèo đã giảm đi 2 lần còn mức thu nhập thì tăng 2,4 lần.

Thủ tướng Putin cũng nhấn mạnh, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 4/3 tới, ông sẽ bổ nhiệm Tổng thống Medvedev vào vị trí Thủ tướng.
Tổng thống Medvedev
Tổng thống Medvedev
Đàm luận về tình trạng gia tăng các cuộc biểu tình trong thời gian gần đây kể từ sau cuộc bầu cử Hạ viện, nhà lãnh đạo Nga cho rằng hoạt động này đã "làm cho bản thân cơ cấu quyền lực trở nên khả thi hơn, dẫn tới sự cần thiết phải suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp và giao thiệp với công chúng."

Ông Putin cũng đã đồng tình với nhận định cho rằng các cuộc biểu tình phổ biến ở những thành phố nhỏ hơn những thành phố lớn, nhưng vẫn bày tỏ tin tưởng rằng đa số người dân ở những khu vực đó vẫn dành sự ủng hộ cho ông.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nếu quay trở lại Điện Kremlin ông sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tự do hóa hệ thống chính trị được Tổng thống Dmitry Medvedev đề xuất trước đó.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tới khả năng của một cuộc bầu cử Duma trước thời hạn "theo quy định của pháp luật" cũng trả lời một số câu hỏi về cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018, nhưng cho biết, bản thân mình không chắc chắn về việc có tham gia cuộc chạy đua này hay không.
Trong cuộc họp tại nơi ở riêng của Thủ tướng ở Moscow, ông Putin cũng đề cập tới vấn đề chống tham nhũng ở Nga và cam kết sẽ khuyến khích các sáng kiến chống tham nhũng công, tuy nhiên, ông cũng lưu ý tới việc sẽ không sử dụng chúng cho các mục đích chính trị.

Ngoài ra trong buổi trò chuyện, cựu điệp viên KGB còn đề cập tới các vấn đề về chính sách đối ngoại của nước Nga.

Theo nhận định của ông Putin, sự "điều chỉnh" mối quan hệ với Hoa Kỳ đang "mang lại kết quả thực sự", đặc biệt là sau sự kiện ký kết Hiệp ước START, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Moscow vẫn chưa hài lòng về việc chưa có các thỏa thuận cụ thể nào trong các tranh cãi liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ.

Putin cũng cho biết Nga sẽ tìm kiếm tất cả các phương tiện có thể để ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh ở Iran, bởi vì một lựa chọn như vậy sẽ gây "hậu quả tiêu cực trực tiếp" cho nước Nga.

Bình luận về tình hình tại Syria, Thủ tướng Nga bày tỏ quan điểm rằng, mọi bất đồng chỉ được giải quyết thành công trong các cuộc đối thoại toàn cầu.

Được biết, tham gia buổi gặp gỡ với ông Putin tại tư dinh Thủ tướng trên gồm có Tổng biên tập tờ "Asahi Shimbun" của Nhật, tờ Le Monde của Pháp,  La Repubblica của Ý, Globe and Mail của Canada,  The Times của Anh và Handelsblatt của Đức.
Nguyễn Hường (theo Lenta)