Quân đội của Putin sẽ trang bị tên lửa xuyên lục địa mới RS-26

24/10/2013 07:11
Việt Dũng
(GDVN) - Tên lửa xuyên lục địa mới RS-26 nhanh đến mức không cho đối thủ cơ hội phản ứng, có thể tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở bất cứ đâu.
Tên lửa xuyên lục địa mới RS-26 có ngoại hình tương tự tên lửa R-36 phóng từ tàu ngầm
Tên lửa xuyên lục địa mới RS-26 có ngoại hình tương tự tên lửa R-36 phóng từ tàu ngầm

Gần đây, trong hoạt động đấu thầu mua bảo hiểm phóng tên lửa chiến lược, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một loạt tên lửa xuyên lục địa, trong đó có tên lửa mới RS-26 chưa từng được công khai trước đây.

Bên ngoài suy đoán, loại tên lửa này chính là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chính xác cao mà Tổng cục trưởng Tổng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga Zarudnitski báo cáo với Tổng thống Nga Putin mấy tháng trước.

Được biết, đầu đạn tên lửa RS-26 sau khi tách khỏi thân tên lửa sẽ bay siêu âm với quỹ đạo không thể dự đoán, đầu đạn này có thể xuyên thủng tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và đang nghiên cứu chế tạo, được gọi là "sát thủ phòng thủ tên lửa".

Tầm bắn tối đa trên 6.000 km

Theo tờ "Quan điểm" Nga, gần đây, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở bãi phóng Kapustin Yar, bang miền nam Astrakhan. Tên lửa này phóng lên không từ giá phóng di động, đầu đạn bắn trúng mục tiêu chỉ định trong thời gian dự kiến.

Đây chính là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới RS-26 Rubezh. Trọng lượng của tên lửa RS-26 khác với tên lửa Topol-M và Yars, được gọi là tên lửa "thế hệ thứ năm", còn chưa được công khai.

Thep phân tích của truyền thông Israel, tên lửa RS-26 nặng khoảng 36 tấn, dài khoảng 12 m, kích cỡ tương tự tên lửa R-36 Bulava trang bị cho tàu ngầm. Tên lửa RS-26 là tên lửa sử dụng nhiên liệu đẩy thể rắn, mang theo đầu đạn đơn hoặc nhiều đầu đạn độc lập (MIRV), rất có thể được chở và phóng bằng xe phóng cơ động trên mặt đất.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga (ảnh minh họa)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga (ảnh minh họa)

Được biết, Nga sở hữu đầu đạn tên lửa chiến lược độc nhất vô nhị, loại đầu đạn này trước đây đã sử dụng cho tên lửa chiến dịch chiến thuật Iskander-M. Để có thể sử dụng cho tên lửa xuyên lục địa mới RS-26, đầu đạn sẽ nâng cấp lớn, kích cỡ sẽ lớn gấp đôi.

Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Karakayev cho biết, loại đầu đạn này đã khẳng định năng lực thực hiện nhiệm vụ đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa, trong toàn bộ quá trình bay đều khó có thể bị kẻ thù đánh chặn. Tên lửa xuyên lụa địa mới RS-26 sử dụng đầu đạn dẫn đường cơ động cao, được lắp thiết bị đột phá phòng không tiên tiến hơn, có thể bảo đảm an ninh quốc gia trong bất cứ môi trường quốc tế nào.

Theo tiết lộ của nguồn tin trong ngành tên lửa Nga, RS-26 có thể mang theo vài đầu đạn độc lập siêu thanh mới, có năng lực cơ động trên cao và khi bay; được biết, tên lửa xuyên lục địa mới RS-26 có thể sử dụng hệ thống điều khiển quán tính truyền thống với thiết bị mới.

Một chuyên gia giấu tên cho biết, loại tên lửa tăng tầm thực nghiệm này sẽ trang  bị một loại đầu đạn mới và một loại công nghệ mới có thể đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa. Trọng lượng phóng của tên lửa này dự kiến khoảng 60 tấn hoặc cao hơn, tầm bắn ngắn nhất dự kiến là 2.000 km, tầm bắn tối đa dự kiến là trên 6.000 km.

Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa

Các đầu đạn độc lập tấn công mục tiêu

Đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, tốc độ bay của tên lửa xuyên lục địa cao hơn nhiều tên lửa tầm trung, trong giai đoạn lao xuống cuối cùng có thể đạt gấp 10 lần tốc độ âm thanh, vì vậy độ khó đánh chặn cũng tăng lên gấp bội.

Trang mạng "Washington Free Beacon" Mỹ phỏng đoán, tên lửa xuyên lục địa mới của Nga có thể sử dụng nhiên liệu hiệu quả cao tiên tiến, từ đó làm cho tốc độ được tăng lên một bậc, thời gian dành cho đối thủ ngắn đến mức hệ thống phòng thủ tên lửa căn bản không thể phản ứng.

Bài báo còn suy đoán, tên lửa xuyên lục địa mới của Nga có thể trang bị nhiều tới 10 đầu đạn độc lập, mỗi đầu đạn đều có quỹ đạo bay riêng, có thể độc lập tấn công các mục tiêu của chúng. Mỗi quả tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ chỉ có thể đối phó một đầu đạn, loại công nghệ này giúp cho tỷ lệ thành công đột phá phòng không của tên lửa xuyên lục địa Nga tăng lớn.

Tuy chi tiết công nghệ của RS-26 còn giữ bí mật, nhưng theo nguồn tin mới nhất từ truyền thông Israel, loại tên lửa thế hệ thứ năm này được cho là có kích cỡ tương tự tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm. Được biết, tên lửa xuyên lục địa RS-26 sẽ trang bị cho quân đội trước cuối năm 2013, trung đoàn tên lửa đầu tiên trang bị loại tên lửa mới này sẽ chính thức được thành lập vào năm 2014, hiện đang bắt tay xây dựng trụ sở và tiến hành đào tạo cho nhân viên có liên quan.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Nga (ảnh minh họa)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Nga (ảnh minh họa)

RS-26 tăng mạnh năng lực phòng thủ tên lửa cho Nga

Độ chính xác, sức chiến đấu và tính cơ động của tên lửa RS-26 đều tăng mạnh so với tên lửa chiến lược hiện có của Quân đội Nga, điều này sẽ tăng mạnh năng lực răn đe hạt nhân chiến lược cho Nga. Sau khi loại tên lửa mới này được phóng thành công, Phó Thủ tướng Nga Rogozin cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không thể ngăn chặn được loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới này, "chúng tôi quan tâm chu đáo hoạt động phóng thử tên lửa xuyên lục địa mới - 'sát thủ hệ thống phòng thủ tên lửa'. Bất kể là các biện pháp phòng thủ tên lửa hiện có hay tương lai của Mỹ đều không thể đánh chặn được loại tên lửa này".

Tên lửa này kết hợp với hệ thống ngắm chuẩn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tiên tiến đang được Nga nghiên cứu phát triển, có thể tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới hiện nay.

Tên lửa RS-26 sẽ được vận chuyển dễ dàng và cơ động hơn, bổ sung cho hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga hiện nay, sẽ đem lại độ chính xác cao hơn so với tên lửa hiện nay.

So với hệ thống tên lửa hiện có, hệ thống tên lửa RS-26 có năng lực được tăng mạnh và tính năng cơ động cao hơn, có thể mở rộng tiềm năng lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, bảo đảm giải quyết nhiệm vụ răn đe chiến lược.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M Nga (ảnh minh họa)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M Nga (ảnh minh họa)

Theo hãng tin RIA Novosti Nga, Tổng cục trưởng Tổng cục tác chiến, Bộ Tổng tham mựu các lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Vladimir Zarudnitski còn tuyên bố, sau khi hoàn thành thử nghiệm cần thiết, loại hệ thống tên lửa chiến lược mới này sẽ đưa vào trực ban chiến đấu trước cuối năm 2013, đến nay, tên lửa xuyên lục địa mới RS-26 đã ít nhất tiến hành 3 lần thử nghiệm thành công, lần thử nghiệm thứ tư dự kiến sẽ tiến hành trước cuối năm 2013, đến năm 2014 sẽ còn tiến hành vài lần thử nghiệm nữa.

Việt Dũng