"Quân Mỹ hiện diện đủ mạnh cả ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông"

14/12/2012 06:30
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã, báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trong khủng hoảng, Mỹ vẫn đẩy mạnh chế tạo, biên chế tàu chiến tiên tiến cho Hải quân, thực hiện chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Công tác thiết kế, chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia phiên bản mới đầu tiên đã gần xong.
Công tác thiết kế, chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia phiên bản mới đầu tiên đã gần xong.

Đẩy nhanh chế tạo tàu ngầm lớp Virginia phiên bản mới

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn lời công ty đóng tàu Mỹ là General Dynamics Electric Boat cho biết, công tác thiết kế chế tạo chiếc tàu ngầm lớp Virginia phiên bản mới đầu tiên mang tên North Dakota của Hải quân Mỹ sắp hoàn thành.

Tuần này, Quốc hội Mỹ đồng ý không trì hoãn mua tàu ngầm lớp Virginia, nhà thầu quân sự có động lực, hy vọng việc bàn giao tàu ngầm nằm trong phạm vi ngân sách, đồng thời có thể bàn giao trước để giúp họ tránh bị cắt giảm.

Người phát ngôn Công ty, Robert Hamilton cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một môi trường tài chính rất hạn chế, bất cứ chương trình nào vượt dự toán hay đúng hạn đều sẽ rất bất lợi”.

Một bộ phận chính cuối cùng của tàu ngầm mới là đoạn khoan đầu tàu, một tuần trước, đối tác hợp tác của công ty này là nhà máy đóng tàu Newport News (NNS) đã vận chuyển đến nhà máy đóng tàu Groton. Hợp đồng của Hải quân Mỹ yêu cầu bàn giao vào tháng 8/2014.

Giám đốc dự án của công ty đóng tàu Electric Boat, ông Chris Cameron cho biết, thiết kế mới đã bố trí mạng lưới vũ khí lớn hơn, linh hoạt hơn. Mặc dù có thay đổi, tàu ngầm này vẫn được mong đợi bàn giao trước, một phần nguyên nhân là do việc thiết kế đã làm giảm số lượng bộ kiện đầu tàu, làm cho việc chế tạo dễ hơn so với quản lý.

Tàu ngầm hạt nhân USS North Dakota
Tàu ngầm hạt nhân USS North Dakota

Mỹ đang đồng thời chế tạo 2 tàu ngầm lớp Virginia, bình quân mỗi chiếc có giá thành khoảng 2,6 tỷ USD. Hamilton cho biết, đầu tàu được tái thiết kế cho hơn 20 tàu ngầm Hải quân Mỹ sẽ tiết kiệm được khoảng 800 triệu USD.

Đề án ngân sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama làm cho Hải quân chỉ mua được 1 chiếc tàu ngầm vào năm 2014, nhưng tuần này Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã đồng ý, trong Luật trao quyền quốc phòng, cấp vốn để mua 2 chiếc tàu ngầm vào năm 2014.

Giống như các nhà thầu quốc phòng khác, công ty đóng tàu Electric Boat luôn quan tâm đến sự phát triển của họ ở Washington. Đàm phán và đạt được một thỏa thuận ở Washington có thể tránh bị tấn công “kép” kiểu “vách núi tài chính” gồm tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động.

Chủ nhiệm văn phòng các vấn đề quân sự quốc gia, Bob Ruth cho biết, cho dù không tiến hành cắt giảm tự động, bang Connecticut cũng hy vọng trong 6 tháng tới sẽ giảm 10% chi tiêu quốc phòng. Ông nói, cắt giảm tự động thậm chí có thể cao tới 18%. Nhưng, các quan chức chính phủ còn chưa có biện pháp biết chương trình nào sẽ bị cắt giảm.

Người phụ trách công ty cho biết: “Chúng tôi càng sớm xử lý vấn đề này và loại trừ tính không xác định thì càng tốt”.

Quân Mỹ đủ mạnh để hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông

Trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng, khi Mỹ đẩy nhanh các bước thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, có người lo ngại Mỹ sẽ “từ bỏ” khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, ngày 11/12, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên chuyên cơ đi Kuwait, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, mặc dù Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á, nhưng vẫn giữ lại lực lượng quân sự mạnh ở Trung Đông.

Panetta còn tuyên bố: “Tôi cam kết với các bạn rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ đủ để đồng thời duy trì thực lực mạnh ở Thái Bình Dương và Trung Đông”.

Panetta cho biết, Mỹ phải linh hoạt sắp xếp, bố trí lực lượng quân sự trong thời đại tiết kiệm hiện nay, cho nên khi sửa chữa một tàu sân bay Nimitz, trong thời gian khoảng 2 tháng, Mỹ chỉ để lại 1 tàu sân bay ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, Mỹ còn đóng gần 50.000 binh sĩ và các tàu chiến khác ở toàn bộ khu vực Trung Đông.

Quân đội Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp trên không-trên biển nhằm vào Trung Quốc
Quân đội Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp trên không-trên biển nhằm vào Trung Quốc

Panetta tin rằng, cuối cùng, Mỹ vẫn có thể duy trì được tàu chiến và lực lượng cần thiết, để ứng phó với bất cứ sự kiện khẩn cấp nào. Panetta cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Trung Đông đối với chiến lược quốc phòng của Mỹ.

Các nguồn tin cho biết, sau khi Iran tuyên bố họ có thể đóng cửa eo biển Hormuz nếu phương Tây ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của họ, trong 1 năm qua, Mỹ đã triển khai nhiều hơn tàu chiến và máy bay chiến đấu ở vịnh Ba Tư.

Được biết, Panetta vừa có chuyến thăm Kuwait 2 ngày, thảo luận về cách thức tăng cường quan hệ bảo đảm an ninh giữa Mỹ và Kuwait trong thời điểm tình hình khu vực Trung Đông bất ổn và quan hệ giữa phương Tây và Iran căng thẳng, đây cũng là chuyến thăm Kuwait lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong 5 năm qua.

Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông
Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã, báo Hoàn Cầu)