Súng trường AK-74 sẽ được Nga thay thế bằng AK-12?

28/07/2013 10:23
Quân Cơ
(GDVN) - Theo phỏng đoán của báo chí nước ngoài, Bộ Quốc phòng Nga có thể đã bắt đầu cho súng trường AK-74 "vào kho" tích trữ bởi đang có một ứng viên sáng giá để thay thế cho loại vũ khí này - đó là súng trường tấn công cải tiến AK-12.
Tổng thống Nga Putin thăm một đơn vị có sử dụng thử nghiệm súng trường AK-12
Tổng thống Nga Putin thăm một đơn vị có sử dụng thử nghiệm súng trường AK-12

AK-12 còn được đánh giá là đối thủ cạnh tranh có sức mạnh đối với thị trường súng trường quân dụng trong quân đội Nga và cả thị trường quốc tế.

Hiện các chuyên gia thiết kế vũ khí của nhà máy Izmash (nơi sản xuất ra súng trường AK-47 huyền thoại, được sử dụng nhiều nhất trên thế giới) đang hy vọng rằng AK-12 sẽ được cấp phép thử nghiệm cấp nhà nước vào trước mùa Xuân năm 2013.

AK-12
AK-12

Theo thông lệ, khi đã được cấp phép thử nghiệm cấp nhà nước đối với một loại vũ khí nào đó thì đương nhiên loại vũ khí này gần như sẽ được chấp nhận chính thức và chắc chắn chúng sẽ được trang bị hàng loạt trong quân đội Nga.

Giai đoạn hiện nay, súng trường tấn công AK-12 đang được thử nghiệm tại Viện cơ khi chính xác thuộc Trung tâm nghiên cứu trung ương Nga có trụ sở ở thị trấn Klimovsk, gần Moscow. Đây là một trong những trung tâm thử nghiệm và phát triển vũ khí hạng nhẹ lâu đời nhất ở Nga.

Theo các nguồn tin tức công khai, súng trường AK-12 bắt đầu được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2011, mẫu thử nghiệm đầu tiên được công bố vào tháng 12 cùng năm.


Súng trường tấn công AK-12 có nhiều đặc điểm cải tiến, vật liệu chế tạo cũng khác nhiều các phiên bản AK tiền thân. Đặc biệt, súng trường AK-12 có thể lắp được nhiều phụ  kiện hơn phiên bản AK-74. Tất  nhiên, loại súng này có thể được sử dụng hiệu quả khi tác chiến trong điều kiện cả ngày lẫn đêm.

Theo Vladimir Lepin - trưởng bộ phận thiết kế súng trường AK-12, một số đặc điểm, tính năng còn khiếm khuyết của AK-12 đã được bộc lộ trong các cuộc thử nghiệm gần đây.

Theo chuyên gia này, các yếu điểm này đã và đang được nghiên cứu để có thể vá lỗi trong các thử nghiệm về sau.



Quân Cơ