T-50 chỉ trang bị cho Không quân Nga, có thể mang tên lửa siêu xa

11/07/2013 06:54
Việt Dũng
(GDVN) - Tính năng công nghệ của máy bay T-50 Nga ngang ngửa F-22 Mỹ, thậm chí một số tính năng còn trội hơn, tàng hình mạnh, siêu cơ động, tên lửa siêu xa...
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 do Nga nghiên cứu phát triển
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 do Nga nghiên cứu phát triển

Ngày 9 tháng 7, mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga dẫn lời Pogosyan, chủ tịch Tập đoàn chế tạo hàng không liên hợp Nga cho biết, công tác nghiên cứu phát triển máy bay tiêm kích mới thế hệ thứ năm T-50 của Nga đã đến giai đoạn cuối, tính năng công nghệ của nó thuộc cùng một bậc với đối thủ cạnh tranh F-22 của Mỹ, ở những phương diện cá biệt thậm chí còn có ưu thế hơn đối thủ.

Số lượng máy bay T-50 hiện tham gia thử nghiệm đã lên tới 5 chiếc, điều này sẽ giúp các nhà thiết kế Nga đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu phát triển và trang bị máy bay chiến đấu thế hệ mới, thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Từ lâu, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 được Không quân Mỹ trang bị được coi là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới. Với tư cách là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nó, độ nổi tiếng của T-50 Nga thấp hơn nhiều.

Nhưng, về trình độ công nghệ, T-50 đã thể hiện đầy đủ thành quả khoa học công nghệ mới nhất của ngành chế tạo hàng không Nga, đã sử dụng những công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực như công nghệ tàng hình, vật liệu kết cấu, thông minh nhân tạo, linh kiện điện tử, làm cho công nghiệp hàng không quân sự Nga đã được nâng lên một trình độ công nghệ mới.

Máy bay T-50 sử dụng rất nhiều vật liệu tổng hợp sợi carbon mới, tỷ lệ chiếm 70% diện tích thân máy bay, từ đó làm cho trọng lượng rỗng của máy bay đã giảm bớt 20-25% so với máy bay sử dụng vật liệu truyền thống. Về trọng lượng, loại vật liệu tổng hợp này nhẹ hơn hợp kim nhôm và titan 50%, cường độ và độ cứng lại ngang nhau, từ đó làm cho các nhà thiết kế có thể gia tăng rõ rệt tải trọng chiến đấu.

Cục thiết kế Sukhoi còn nhấn mạnh T-50 có tính năng tàng hình rất mạnh, đặc trưng bộc lộ radar, quang học, hồng ngoại thấp đến mức chưa từng có, diện tích tán xạ hiệu quả của nó thấp đến mức cực hạn 5,3 thước Anh vuông, chỉ bằng 1/40 diện tích tản xạ hiệu quả 215 thước Anh vuông của máy bay tiền thân Su-30MKI (báo Ấn Độ cho là T-50 có diện tích tản xạ hiệu quả là 0,5 m2, Su-30MKI là 20 m2, chêch lệch nhau 40 lần). Ngoài ra, tính năng siêu cơ động của T-50 gây ấn lượng sâu sắc, đây chính là thương hiệu của máy bay tiêm kích Sukhoi thế hệ thứ tư.

T-50 còn phù hợp với yêu cầu khác của máy bay tiêm kích hiện đại, chẳng hạn trình độ thông minh nhân tạo tương đối cao. Radar mảng pha quét điện tử chủ động có thể nhìn thấy tất cả những gì xảy ra trong vài trăm dặm Anh, có thể đồng thời bám theo, khóa lại nhiều mục tiêu trên không và mặt nước. Ở các vị trí khác nhau của thân máy bay lắp vài chục bộ cảm biến, không chỉ có thể bảo đảm sử dụng có hiệu quả vũ khí, mà còn có thể trao đổi số liệu trong thời gian thực.

Hệ thống "phi công điện tử" có thể thường xuyên phân tích các thông tin có liên quan, cung cấp vài phương án hành động cho phi công, làm cho phi công có thể tập trung tinh thần và thể lực để thực hiện nhiệm vụ tác chiến. T-50 có thể cất/hạ cánh trên đường băng chỉ dài 1.100 thước Anh (theo báo Nga, chỉ tiêu này là 300-400 m).

Căn cứ vào yêu cầu tàng hình, T-50 sử dụng khoang vũ khí bên trong. Có số liệu cho biết, trong khoang đạn của T-50 có thể mang theo 8 quả tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 quả bom dẫn đường 3.300 cân Anh (có thể là chỉ bom hàng không KAB-1500 lớp 1.500 kg). T-50 còn có thể treo ngoài thân máy bay 2 quả tên lửa không chiến siêu xa có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 250 km.

Sự thực Ấn Độ tham gia chương trình nghiên cứu phát triển T-50 chứng minh triển vọng tươi sáng của loại máy bay tiêm kích này, phù hợp yêu cầu cao nhất của máy bay chiến đấu hiện đại. Ấn Độ đã cấp phát khoảng 25 tỷ USD cho nó, hy vọng có thể trang bị máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm phiên bản nội địa trước năm 2018.

Trong tương lai, máy bay dùng để chào hàng xuất khẩu cũng chính là phiên bản do Nga-Ấn hợp tác nghiên cứu chế tạo, còn T-50 sẽ chỉ dùng cho Không quân Nga, cũng giống như F-22 Mỹ chỉ cung cấp cho Không quân Mỹ sử dụng. Phi công Không quân Nga kỳ vọng sớm nhất có thể trang bị máy bay tiêm kích T-50 trong năm 2013, quân Nga có kế hoạch trang bị ít nhất 70 máy bay chiến đấu loại này.

Tên lửa không đối không R-77 do Nga chế tạo
Tên lửa không đối không R-77 do Nga chế tạo
Máy bay Su-30MKI Ấn Độ trang bị 6 quả tên lửa không đối không R-77
Máy bay Su-30MKI Ấn Độ trang bị 6 quả tên lửa không đối không R-77
Bom hàng không KAB-1500L do Nga chế tạo
Bom hàng không KAB-1500L do Nga chế tạo
Tên lửa không đối không siêu xa K-100 do Nga chế tạo
Tên lửa không đối không siêu xa K-100 do Nga chế tạo
Tên lửa không đối không siêu xa K-100 do Nga chế tạo
Tên lửa không đối không siêu xa K-100 do Nga chế tạo
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng