Tại sao Trung Quốc ủng hộ Mỹ - Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân?

03/07/2013 10:00
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ đề nghị cùng Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân, nhưng bị Nga nghi ngờ, Trung Quốc lại ủng hộ vì có lợi cho giá trị răn đe của họ.
Lượng sở hữu đầu đạn hạt nhân của một số nước, lần lượt là: Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Israel, Pakistan, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên.
Lượng sở hữu đầu đạn hạt nhân của một số nước, lần lượt là: Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Israel, Pakistan, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên.

Ngày 21 tháng 6, trang mạng đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" đăng bài viết "Răn đe hạt nhân và Trung Quốc" cho rằng, đề nghị của Tổng thống Mỹ Obama về việc Nga-Mỹ tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân đã gây nghi ngờ cho Nga, nhưng đã được Trung Quốc ủng hộ, tình hình xuất hiện bất đồng trong vấn đề quốc tế giữa hai nước Trung-Nga này rất ít gặp.

Bài viết cho rằng, Mỹ là “đối thủ xuất sắc” không thể tranh cãi của thế giới trong các lĩnh vực như vũ khí chính xác cao, máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh. Ngoài ra, Mỹ còn có hải quân mạnh nhất trên thế giới, có thể bảo đảm cho Mỹ có thể sử dụng những vũ khí tiên tiến này ở bất cứ khu vực nào trên toàn cầu. Nếu trong tình hình này cắt giảm vũ khí hạt nhân, về cán cân sức mạnh sẽ xuất hiện sự thay đổi gây bất lợi cho Nga.

Theo bài viết, điều cần chỉ ra là, sau khi Liên Xô tan rã, ít nhất trong 2 cuộc chiến tranh, Quân đội của Nga và NATO suýt chút nữa là xảy ra xung đột vũ trang. Năm 1999 trong cuộc chiến tranh Kosovo, Tư lệnh tối cao quân đồng minh châu Âu NATO là tướng Clark từng ra lệnh cho Quân đội Anh đuổi lực lượng lính dù Nga ra khỏi sân bay Pristina.

Sĩ quan chỉ huy Anh từ chối thực hiện mệnh lệnh này, bởi vì sợ nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Mặc dù lúc đó tình hình của Quân đội Nga gây chán nản cho mọi người, nhưng do Nga sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, phương Tây vẫn sợ Nga khai chiến.

Năm 2008, trong thời gian nổ ra chiến tranh giữa Nga và Gruzia, trong một hội nghị tại Nhà Trắng, có cố vấn của Tổng thống Mỹ từng đề nghị xem xét phương án tham chiến có hạn. Do chiến trường thuộc vùng miền núi, binh lực quân Nga có hạn, Mỹ có thể điều động không quân và sử dụng tên lửa hành trình tiến hành can thiệp, cơ thắng rất lớn. Nhưng, kiến nghị này không được coi trọng. Rõ ràng, sự sợ hãi đối với một cuộc xung đột hạt nhân đã phát huy vai trò quan trọng.

Bom hạt nhân (hay còn gọi là bom nguyên tử)
Bom hạt nhân (hay còn gọi là bom nguyên tử)

Như vậy, mặc dù là sau khi Liên Xô giải thể, răn đe hạt nhân vẫn có hiệu quả, có hiệu ứng làm "lặng sóng" quan trọng. Nói chung, kho vũ khí hạt nhân của Nga đang lặng lẽ phát huy vai trò một trong những trụ cột chủ yếu của trật tự toàn cầu. Chính vì Liên Xô và Nga hết sức xây dựng và bảo vệ kho vũ khí hạt nhân tương xứng với sức mạnh hạt nhân của Mỹ, gần 70 năm qua mới không nổ ra Chiến tranh thế giới mới.

Điểm cuối cùng. Ở khu vực xung quanh Nga đang xuất hiện những quốc gia hạt nhân mới, có quốc gia không đủ ổn định, ít có khả năng dự báo. Do Nga sở hữu ưu thế to lớn trên phương diện vũ khí hạt nhân, có năng lực phát động tấn công mang tính hủy diệt trong nháy mắt, đối mặt với mối đe dọa của những nước này, Nga có thể không cần lo ngại.

Bài viết phân tích cho rằng, Trung Quốc, nước kêu gọi Nga và Mỹ tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân lại đối mặt với tình hình hoàn toàn khác. Trong cơ cấu sức mạnh quân sự của Trung Quốc vai trò của vũ khí hạt nhân nhỏ hơn nhiều, sứ mệnh của nó chỉ có 1 - ngăn chặn nước khác tiến hành tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman của Mỹ.

Năm 2004, Trung Quốc tuyên bố quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ "rất nhỏ" trong mấy nước lớn hạt nhân được công nhận. Điều này cũng có nghĩa là, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc khi đó ít hơn Anh, không đến 200 đầu đạt.

Từ đó về sau, số lượng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể tăng lên bí mật, nhưng nhìn vào số lượng phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân đã triển khai, tốc độ tăng không nhất định rất mạnh. Mỹ căn cứ vào thỏa thuận Nga-Mỹ cắt giảm lực lượng hạt nhân sẽ chỉ củng cố cho an ninh của Trung Quốc, tăng cường giá trị sức mạnh hạt nhân có hạn của họ.

Đồng thời, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc hầu như đang ở trong giai đoạn phát triển "bỏ cũ lấy mới". Trong tình hình mới, kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc không chỉ cần được bảo đảm an toàn sau đợt tấn công đầu tiên của kẻ thù, hơn nữa còn phải có năng lực chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Trong tình hình sức mạnh quân sự châu Á của Mỹ không ngừng tăng lên, Trung Quốc đang mở rộng và hoàn thiện kho vũ khí hạt nhân của mình, trong đó có chế tạo tàu ngầm hạt nhân kiểu mới, phát triển máy bay ném bom chiến lược tàng hình kiểu mới. Trung Quốc chỉ có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân và hầu như đều đã lạc hậu?!.

Bài viết chỉ ra, chính vì vậy, Nga cho rằng, cần để cho các nước hạt nhân khác trong đó có Trung Quốc cũng tham gia vào các cuộc đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân, như vậy mới công bằng, hợp lý hơn.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio quân Mỹ phóng tên lửa.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio quân Mỹ phóng tên lửa.
Đông Bình