Thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam (P3)

11/01/2012 06:53
Trịnh Tuân
(GDVN) - Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam được xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng Quốc gia Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật minh chứng cho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam. Cùng thăm quan Bảo tàng Phòng không - Không quân với bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Máy bay, Pháo Cao xạ, Tên lửa và Ra đa.
Súng 14,5 mm do Liên Xô sản xuất. Trung độ 41, Sư đoàn 363, ngày 25/11/1967 bắn rơi tại chỗ 1 A.6, là chiếc máy bay thứ 2.600 bị bắn rơi trên miền Bắc.
Súng 14,5 mm do Liên Xô sản xuất. Trung độ 41, Sư đoàn 363, ngày 25/11/1967 bắn rơi tại chỗ 1 A.6, là chiếc máy bay thứ 2.600 bị bắn rơi trên miền Bắc.
Pháo phòng không 100mm do Liên Xô sản xuất. Đại đội 171, Trung đoàn 240 bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên và chiếc thứ 100 tại Hải Phòng ngày 1/7/1965 và ngày 26/5/1967.
Pháo phòng không 100mm do Liên Xô sản xuất. Đại đội 171, Trung đoàn 240 bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên và chiếc thứ 100 tại Hải Phòng ngày 1/7/1965 và ngày 26/5/1967.
Ra Đa pháo Son-9A do Liên Xô sản xuất là đài ra đa sóng đềximét ngắm bắn của pháo phòng không, có nhiệm vụ phát hiện, xác định phương vị cự ly và độ cao. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Son-9A được trang bị cho các đại đội pháo 100mm và 57mm.
Ra Đa pháo Son-9A do Liên Xô sản xuất là đài ra đa sóng đềximét ngắm bắn của pháo phòng không, có nhiệm vụ phát hiện, xác định phương vị cự ly và độ cao. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Son-9A được trang bị cho các đại đội pháo 100mm và 57mm.
Pháo 90mm do Liên Xô sản xuất, chuển giao cho Việt Nam năm 1954. Ngày 5/8/1964, pháo này đã bắn rơi máy bay Mỹ tại thành phố Vinh (Nghệ An).
Pháo 90mm do Liên Xô sản xuất, chuển giao cho Việt Nam năm 1954. Ngày 5/8/1964, pháo này đã bắn rơi máy bay Mỹ tại thành phố Vinh (Nghệ An).
Ra Đa pháo K8-60 do Trung Quốc sản xuất có nhiệm vụ quan sát, phát hiện, xác định cự ly, phương vị, độ cao mục tiêu. Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, K8-60 đã được dùng để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không đánh máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Ra Đa pháo K8-60 do Trung Quốc sản xuất có nhiệm vụ quan sát, phát hiện, xác định cự ly, phương vị, độ cao mục tiêu. Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, K8-60 đã được dùng để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không đánh máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Máy chỉ huy K59-03 do Trung Quốc sản xuất, trang bị cho các đại đội 57mm làm nhiệm vụ nhận phần tử của ra đa và máy đo xa để tính toán phần tử bắn cho pháo bắn mục tiêu bằng khí tài.
Máy chỉ huy K59-03 do Trung Quốc sản xuất, trang bị cho các đại đội 57mm làm nhiệm vụ nhận phần tử của ra đa và máy đo xa để tính toán phần tử bắn cho pháo bắn mục tiêu bằng khí tài.
Pháo phòng không 85mm do Đức Quốc xã sản xuất, Hồng quân thu được trong thế chiến thứ hai. Trung đoàn 218 đã dùng pháo này tiêu diệt 1 máy bay Mỹ, 4 lô cốt và hàng trăm Mỹ, ngụy vào tháng 10/1967.
Pháo phòng không 85mm do Đức Quốc xã sản xuất, Hồng quân thu được trong thế chiến thứ hai. Trung đoàn 218 đã dùng pháo này tiêu diệt 1 máy bay Mỹ, 4 lô cốt và hàng trăm Mỹ, ngụy vào tháng 10/1967.
Xe pháo tự hành 3CY-23 do liên xô sản xuất, được trang bị cho Trung đoàn không quân 237, Quân chủng PK-KQ năm 1972. Xe đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 và cơ động chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Xe pháo tự hành 3CY-23 do liên xô sản xuất, được trang bị cho Trung đoàn không quân 237, Quân chủng PK-KQ năm 1972. Xe đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 và cơ động chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Pháo phòng không 57 mm do Liên Xô sản xuất. Khẩu đội 6, Đại đội 1, Trung đoàn 234 đã từng lập công ở Nậm Nhật (Lào), Hàm Rồng (Thanh Hóa) và bắn rơi 1 máy bay RA5.C trên đường Lê Trực vào ngày 19/5/1967.
Pháo phòng không 57 mm do Liên Xô sản xuất. Khẩu đội 6, Đại đội 1, Trung đoàn 234 đã từng lập công ở Nậm Nhật (Lào), Hàm Rồng (Thanh Hóa) và bắn rơi 1 máy bay RA5.C trên đường Lê Trực vào ngày 19/5/1967.
Pháo phòng không 37 mm do Liên Xô sản xuất, được trang bị cho Khẩu đội 3, Đại độ 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Pháo được anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình bảo vệ. Khẩu pháo này cùng với Đại đội hạ 3 máy bay Pháp tại Điện Biên Phủ.
Pháo phòng không 37 mm do Liên Xô sản xuất, được trang bị cho Khẩu đội 3, Đại độ 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Pháo được anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình bảo vệ. Khẩu pháo này cùng với Đại đội hạ 3 máy bay Pháp tại Điện Biên Phủ.
Xe pháo phòng không tự hành AM do Liên Xô sản xuất, trang bị cho đoàn xung kích, đã tham gia bảo vệ tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu ngày 24/7/1965. Xe đã bảo vệ Bác và trung ương, tham gia chiến dịch bảo vệ Hà Nội năm 1967, chiến dịch Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972.
Xe pháo phòng không tự hành AM do Liên Xô sản xuất, trang bị cho đoàn xung kích, đã tham gia bảo vệ tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu ngày 24/7/1965. Xe đã bảo vệ Bác và trung ương, tham gia chiến dịch bảo vệ Hà Nội năm 1967, chiến dịch Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972.

Trịnh Tuân