Thâm nhập đường dây tuyển gái lấy chồng Hàn Quốc:

Thâm nhập đường dây tuyển gái: Gái một lần đò 'đánh bạc' với rể Hàn

06/11/2012 11:32
Nguyên Nguyễn
(GDVN) - Chính những giấc mơ “đổi đời” khiến nhiều người phụ nữ đã qua một lần đò chấp nhận hát lại “lời ru buồn” với rể Hàn Quốc.

“Giấc mơ đổi đời”

Gần 10 năm trở lại đây, việc con gái lấy chồng nước ngoài đã trở thành “hiện tượng” ở Thủy Nguyên (Hải Phòng). Người ở nhà được thừa hưởng cuộc sống sung túc đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của người đi xa. Những ngôi nhà cao tầng, những mái đầu xanh đỏ xuất hiện cùng những chiếc xe sang khiến không ít người “mơ” lấy chồng ngoại quốc. Chính những giấc mơ ấy khiến nhiều người phụ nữ đã qua một lần đò chấp nhận hát lại “lời ru buồn”.

Trong số những người cùng đi tuyển chồng hôm đó tôi thực sự ấn tượng với chị Đ. T. M bởi con lớn của chị năm nay cũng ở cái tuổi có thể đi tuyển chồng. Con thứ hai vừa bước sang tuổi 17. Sinh năm 1975, chị M. đã từng hát khúc ru buồn ở tuổi 17, nét mặt chị vẫn đậm nét xuân thì. Khi biết tuổi thật của chị, ai cũng trầm trồ còn chị chỉ cười: “Sắp lên chức bà ngoại rồi!”. 
Với những cô gái đã qua một đời chồng, đi tuyển chồng Hàn Quốc giống như canh bạc cuộc đời mà họ không biết sẽ đưa đẩy cuộc đời mình xuôi về đâu.
Với những cô gái đã qua một đời chồng, đi tuyển chồng Hàn Quốc giống như canh bạc cuộc đời mà họ không biết sẽ đưa đẩy cuộc đời mình xuôi về đâu.

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Điểm mặt các 'Tú bà' trong đường dây tuyển gái Việt lấy chồng Hàn

37 tuổi, chị có 10 năm sống chung với chồng, 10 năm sống cảnh độc thân, đối diện với bao dư luận xã hội khi chị tự bỏ về nhà ngoại. Người chồng cờ bạc, rượu chè nhiều lúc đẩy chị vào con đường tuyệt vọng. Tiếng khóc của hai đứa con thơ cũng không thể giữ chị ở lại bên người chồng ấy.

“Cái tuổi nó đuổi xuân đi” nhưng với chị M, càng ngày chị càng đẹp, vẻ đẹp mặn mà. Bố mẹ vẫn khuyên chị M đi bước nữa. Cũng có nhiều người tới hỏi chị làm vợ nhưng hầu hết trong số họ quanh năm gắn cuộc sống với sào ruộng nên không làm chị mảy may.

Khi các cô gái mới lớn trong làng rủ nhau đi tuyển chồng Hàn Quốc, họ bàn nhau về rể này thích gái đã có chồng, rể kia chỉ ưng người đơn thân… Rồi cảnh những gia đình quanh mình có con lấy chồng nước ngoài, hàng tháng gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà cao cửa rộng đã dần thay đổi suy nghĩ của M. Chị đánh liều nhờ các cô gái trong làng giới thiệu mình qua gặp bà mối và đưa mối 2 triệu “lót tay”. Công cuộc đi tìm lại hạnh phúc của chị cũng bắt đầu từ đấy. Nhưng chị lại giấu nhẹm gia đình vì nếu nói ra chị sợ dân làng sẽ “ném đá” vào chính hai con của chị. Khi “ván đã đóng thuyền”, lúc ấy chị sẽ đối diện với tất cả để thực hiện ước mơ “đổi đời”. “Cứ lấy rồi sẽ yêu sau, biết đâu số mình may mắn lại gặp được 'quân vương' vừa ý”, đó là suy nghĩ của chị.

Chị M đang đặt cược số phận của mình cho lần đi tuyển chồng này. Ám ảnh của những trận đòn roi trong lần qua đò trước vẫn còn đó, câu chuyện về những cô dâu Việt bị đánh đập vẫn được người đời truyền tai rồi cả những cái chết thương tâm của họ. Nhiều khi chị M cũng chùn bước nhưng rồi chị lại tặc lưỡi: “Lấy chồng cũng như một canh bạc, mình đã thua trong canh bạc đầu tiên rồi, giờ nhắm mắt đánh liều canh bạc thứ hai thôi”.

Mỗi khi có cô gái bước vào phòng tuyển, chị M cũng thấp thỏm đứng ngồi không yên. Mỗi người bước ra đặc biệt là những phụ nữ đã có một đời chồng, chị cũng lân la hỏi chuyện để dò hỏi phản ứng của rể Hàn khi biết người đứng đối diện với mình đã có chồng con. Những nét mặt buồn, những cái thở dài của họ khiến chị ngậm ngùi. Dù cơ hội tới với mình rất mong manh nhưng chị vẫn hi vọng vì trên giấy tờ, hai con ở với bố nên chị không có gì vướng bận nếu kết hôn lần hai.

“Nhìn hai rể này mình chẳng có cảm tình với ai nhưng nếu ai trong số họ đồng ý mình thì mình cũng gật đầu. Vận may không phải lúc nào cũng mỉm cười nên chẳng kén chọn làm gì” – chị tâm sự.

Người ra, kẻ vào, phòng tuyển lúc nào cũng nhộn nhịp. Trong số họ cũng có không ít người đã có chồng. Mặc cho dư luận xã hội họ vẫn quyết tâm đi tìm cho mình cơ hội "đổi đời" nơi xứ người.
Người ra, kẻ vào, phòng tuyển lúc nào cũng nhộn nhịp. Trong số họ cũng có không ít người đã có chồng. Mặc cho dư luận xã hội họ vẫn quyết tâm đi tìm cho mình cơ hội "đổi đời" nơi xứ người.

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Điểm mặt các 'Tú bà' trong đường dây tuyển gái Việt lấy chồng Hàn

Đây cũng không phải là lần đầu chị M đi tuyển chồng Hàn Quốc. Nhiều khi muốn vứt bỏ để sau này “đẹp mặt” gia đình và hai con, nhưng các mối lúc nào cũng lân la ngay bên cạnh để “tâm sự” cùng chị những câu chuyện chồng con khiến chị lại đưa chân bước tiếp.

“Lời ru buồn” của người mẹ đang tuổi xuân thì

Với Bích lại là tâm sự của một bà mẹ trẻ. Sinh năm 1988, Bích đã có một đời chồng và con gái lên 4 tuổi đang ở cùng gia đình nội nhưng trên giấy tờ thì vẫn là quyền chị nuôi. Hôn nhân tan vỡ, người chồng phủi tay với quá khứ để đi sớm tối vui vẻ bên một người con gái khác.

Hai lần đi tuyển chồng Hàn, tôi đều gặp Bích. Quê ở Uông Bí, Quảng Ninh, một tháng nay Bích ở lại nhà chị họ bên Thủy Nguyên để tiện cho việc tham gia các buổi tuyển chồng. Bích cũng muốn lắm một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cô lại có cơ hội mặc áo cưới sánh bước bên người cô yêu. Nhưng cuộc tuyển chọn này với Bích sẽ khó có được tình yêu trọn vẹn mà có chăng chỉ là một sự sắp đặt của số phận với những người luôn vội vàng trong hôn nhân như cô.

Những người phụ nữ đã có chồng, sau vài lần tuyển không thành, họ cũng có ý định buông xuôi nhưng sự vào cuộc của các bà mối khiến những người phụ nữ này lại tiếp tục kiên định con đường mình đang bước.
Những người phụ nữ đã có chồng, sau vài lần tuyển không thành, họ cũng có ý định buông xuôi nhưng sự vào cuộc của các bà mối khiến những người phụ nữ này lại tiếp tục kiên định con đường mình đang bước.

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Điểm mặt các 'Tú bà' trong đường dây tuyển gái Việt lấy chồng Hàn

Bích cũng là một trong những gương mặt “tiềm năng” tại mỗi buổi tuyển bởi dáng cao ráo và gương mặt thanh thoát. Nhưng canh bạc mà Bích đang theo đuổi cũng gian nan và chưa thấy cơ hội thắng cuộc mở ra.

“Hôm qua, em cũng trúng tuyển rồi nhưng khi rể Hàn biết em đã có gia đình và con lại đang thuộc quyền mẹ nuôi nên họ thôi. Họ còn hỏi em, trẻ thế này nuôi con có được không?” – Bích cười, nụ cười phảng phất sự chua chát.

Đứng bên ngoài chờ bà mối dẫn về, cả rể và ông mối người Hàn Quốc đang đứng “thư giãn” sau buổi chọn vợ đầy căng thẳng cũng hướng đôi mắt thích thú về phía Bích. Nhưng khi biết Bích đã có chồng, họ lại ngần ngại nhưng vẻ mặt đầy tiếc nuối. Còn Bích thì biết phận mình nên e dè cúi mặt quay đi.

Trong các buổi tuyển tôi tham gia, không ít người đã có chồng. Dù cơ hội tới với họ rất mong manh nhưng họ vẫn muốn đặt cược cho canh bạc thứ 2 trong cuộc đời mình. Không ai trong số họ biết rồi sau đó, họ có phải đặt cược thêm canh bạc nào nữa không. Người mà họ đã từng rất mực yêu thương và tưởng như hiểu hết về nhau rồi cũng có kết cục buồn là cuộc hôn nhân tan vỡ, chưa nói gì tới một người họ không có chút thông tin gì, ngôn ngữ bất đồng...  


Nguyên Nguyễn