Thế giới đã có Espresso và Americano, sao chưa công nhận VIETNAMO?

13/09/2016 10:46
Cao Nguyên
(GDVN) - Hành trình phục hưng và tôn vinh hương vị nguyên bản của Cà phê Việt Nam bắt đầu, đưa bức tranh cà phê Việt ra khỏi thực trạng rối ren của cà phê độn tẩm...

Espresso và Americano đều khởi nguồn từ những quốc gia không trồng cà phê nhưng đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để trở thành đặc sản cà phê hàng đầu trên toàn thế giới.

Trong khi Việt Nam có trữ lượng cà phê dồi dào thì tại sao ly cà phê Việt vẫn chỉ quanh quẩn trong nước với câu chuyện độn tẩm? 

Espresso, Americano có gì ‘mê người’?

Trên thế giới, phong cách uống cà phê được nhắc nhiều nhất có lẽ là Espresso và Americano. Trong đó, Espresso được xem là một trong các thức uống đưa văn hóa ẩm thực nước Ý đến với thế giới.

Espresso có vị ngọt đặc biệt và hương thơm hấp dẫn của cà phê mới xay. Đó là mùi vị đậm đà, lại vừa thanh thoát. Ít phút sau khi uống, vị thơm của cà phê vẫn lưu lại trong vòm miệng. 

Americano cơ bản là Espresso nhưng được pha loãng với lượng nước gấp đôi để tạo nên Americano. Cách pha này sinh ra từ thói quen không thích uống cà phê đậm đặc và đắng của người Mỹ. Tuy có vị hơi nhạt nhưng Americano lại rất nồng nàn mùi cà phê nên được dân Mỹ ưa chuộng.

Theo hệ thống nhượng quyền của các thương hiệu cà phê nổi tiếng, Americano cũng đang du nhập vào văn hóa cà phê tại nhiều quốc gia. 

Ly cà phê Việt có xứng đáng đặt ngang hàng?

Mặc dù được du nhập từ người Pháp nhưng người Việt từ thế kỷ trước đã biết sáng tạo ra cách thưởng thức cà phê rất độc đáo. Đó chính là cách pha chế bằng chiếc phin cũng như kết hợp cà phê với sữa đặc để cho ra thức uống đăng đắng, béo béo vấn vương hương vị trên đầu lưỡi.

Không giống như kiểu thưởng thức nhanh vội như Espresso hay Americano, uống cà phê Việt là phải chờ đợi, nhâm nhi.

Chờ để nước sôi ngấm sâu vào bột cà phê, để giọt cà phê nhỏ ra được tròn hương và vị. Đợi để cảm nhận được âm thanh cuộc sống và chiêm nghiệm những gì đã qua. 

Tên gọi cho khát vọng phục hưng và tôn vinh hương vị nguyên bản của cà phê Việt Nam.
Tên gọi cho khát vọng phục hưng và tôn vinh hương vị nguyên bản của cà phê Việt Nam.

Mang tình yêu sâu đậm với ly cà phê Việt suốt gần 50 năm, những nghệ nhân Vinacafé đã ấp ủ khát vọng VIETNAMO – tên gọi cho phong cách uống cà phê phin đậm đà phong vị truyền thống của người Việt Nam.

Chính từ đây, hành trình phục hưng và tôn vinh hương vị nguyên bản của Cà phê Việt Nam bắt đầu, đưa bức tranh cà phê Việt ra khỏi thực trạng rối ren nhiều biến tướng của cà phê độn tẩm, xứng đáng trở thành một “quốc ẩm”.

Đó cũng là sự kết nối từ quá khứ đến hiện tại, nơi di sản được làm sống lại, nơi bản sắc cà phê Việt thăng hoa. 

Bản đồ cà phê thế giới khi nào có VIETNAMO?

Để hiện thực hóa khát khao đó, mới đây, Vinacafé đã đưa cà phê Việt thăng hoa đến tầm cao mới với phát minh Phin Điện Café de Nam.

Đây được xem là bước đột phá khi lần đầu tiên trên thế giới có chiếc máy pha cà phê phin hiện đại, đúng chuẩn thế giới có thể pha chế ra ly cà phê thơm ngon đúng chuẩn của người Việt, chất lượng triệu ly như một. 

Phin Điện Café de Nam – công nghệ đột phá cách mạng hóa cách thưởng thức cà phê phin của người Việt
Phin Điện Café de Nam – công nghệ đột phá cách mạng hóa cách thưởng thức cà phê phin của người Việt

Ông Nguyễn Đình Toàn, nhân sự cấp cao phụ trách chiến lược thương hiệu của Vinacafé cho biết: "Thông qua phát minh đột phá này, chúng tôi hy vọng cà phê Việt sẽ sớm tiếp cận được bạn bè quốc tế. Để họ cảm nhận hương vị đặc sắc có một không hai này, để họ biết rằng thế giới không chỉ có Espresso hay Americano mà cà phê Việt – Vietnamo cũng ngon không kém"

Cũng theo ông Toàn, chỉ sau thời gian ngắn ra mắt, có hơn 500 quán đã chọn Café de Nam thay cho các loại bột cà phê rang xay cơ sở với cam kết mang đến ly cà phê đúng nghĩa sạch ngon nguyên chất cho khách uống. Hơn 500.000 ly cà phê nguyên bản được thưởng thức và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Còn chờ gì nữa, hãy tìm nhanh quán Café de Nam gần nhất tại www.cafedenam.com để thử ngay Cà phê Phin Điện 100% nguyên chất trong hôm nay bạn nhé!

Cao Nguyên