Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Không nới lỏng chính sách tiền tệ"

24/07/2011 23:39
(GDVN)-"Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XII để đánh giá công tác điều hành trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII".

(GDVN) - "Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 lại tăng cao hơn tháng trước: tăng 1,17% mà nguyên nhân chủ yếu do tăng giá thực phẩm ”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

“Theo Luật Tổ chức Chính phủ, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XII để đánh giá công tác điều hành trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động cho đến khi Quốc hội bầu ra bộ máy Chính phủ khóa XIII”._Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết như vậy trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2011 vào chiều 24/7.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Đánh giá khái quát về nhiệm kỳ khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhiệm kỳ vừa qua là nhiệm kỳ đầy khó khăn. Theo đó, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và khu vực có những diến biến hết sức phức tạp.  

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp báo
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp báo
Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã nghe báo cáo của các Bộ, ngành và kết luận, mằ dù còn nhiều khó khăn, song kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đã dần đi vào ổn định, trong đó, các chỉ tiêu vĩ mô được đảm bảo. Cùng với đó, các chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất, nhập khẩu có bước tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 đạt trên 51 tỷ USD, tăng trưởng gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cùng với đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng ghi nhận những con số tăng trưởng đáng mừng với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt trên 1.065 nghìn tỉ đồng, tăng tới 22,3% so với cùng kỳ năm 2010.

“Dù kết quả đạt được là rất đáng mừng, song Chính phủ cũng nhìn nhận những hạn chế trong điều hành kinh tế-xã hội trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm” – Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 lại tăng cao hơn tháng trước: tăng 1,17% mà nguyên nhân chủ yếu do tăng giá thực phẩm. Kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cầu từ nay đến cuối năm vẫn phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. “Không nới lỏng chính sách tiền tệ”, đó là một mệnh lệnh về chính sách mà Thủ tướng nêu tại cuộc họp.

Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý như đã nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ đẫ đề ra từ đầu năm.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục Trưởng Cục Quản lý giá bộ Tài chính cho biết: ngoài chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 1,17%, hầu hết các nhóm hàng đều có chỉ số tăng nhẹ, riêng lương thực giảm và bưu chính viễn thông. Trong các nhóm tăng cao nhất là thực phẩm, kế đó là ăn uống ngoài gia đình.

Hai nhóm này có quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, chiếm 77% trong tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 7. Chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do thực phẩm. Thực phẩm tăng do mất cân đối cung cầu, do dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, chuyển vụ rau xanh, mưa bão.

Về yếu tố mua gom của thương nhân nước ngoài: theo số liệu của Bộ NN&PT nông thôn, có hiện tượng đó nhưng không lớn (20.000 con lợn trong 3 tháng đầu năm). Đến nay không còn tình trạng này. Ông Thoả cho biết. “Tình hình từ nay đến cuối năm còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến nền kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng. Việc thực hiện chỉ số CPI năm nay dừng ở mức tăng 17% là khó khăn”, ông Thỏa nói thêm.

Đang kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu

PV: Các doanh nghiệp xăng dầu vẫn kêu lỗ để không giảm giá bán, nhưng gần đây Petrolimex lại công bố lãi, Bộ Tài chính có ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Hiện Nhà nước không còn thực hiện bù lỗ đối với mặt hàng xăng, dầu mà các đơn vị kinh doanh sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 84/NĐ-CP.

PV: Vậy còn thông tin do Petrolimex mới công bố và đơn vị này đặt mục tiêu lãi 2.000 tỷ đồng trong năm 2012?. 

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Về lý thuyết, đây là một doanh nghiệp kinh doanh, họ có trách nhiệm bảo toàn vốn và có lợi nhuận, lợi nhuận định mức là 300 đồng một lít. Từ đầu năm tới giờ trải qua giai đoạn tăng cao đầu năm, phải giảm thuế về 0%, cho sử dụng quỹ bình ổn giá mức khá cao, 1.650 đồng một lít với xăng trong thời gian dài.

Từ tháng 3 đến tháng 5, ngoài việc nhà nước giảm thuế, cho sử dụng quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp ko còn lợi nhuận (kể cả phần lợi nhuận định mức 300 đồng). Mức lãi công bố của PEtrolimex đó chỉ là dự báo trong cáo bạch. Còn họ lỗ lãi thực sự thế nào thì kiểm toán sẽ làm. Kiểm toán đang thực hiện đối với quỹ bình ổn giá xăng dầu.

 {iarelatednews articleid='6136,6062,7967,6273,3840,3830'}

Tư Khương

 alt