Tìm hiểu phản lực cơ “Bóng ma” F-4 mới bị phòng không Syria bắn hạ

26/06/2012 16:13
Trịnh Tuân (Tổng hợp)
(GDVN) - Mới đây, một chiếc máy bay trinh sát “Bóng ma” RF-4E của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ khi “vô tình” vượt qua biên giới nước này. Cùng tìm hiểu về chiếc phản lực cơ từng lập 16 kỷ lục thế giới này.
F-4 Phantom II (Bóng ma 2) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.
F-4 Phantom II (Bóng ma 2) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong những năm 60 của thế kỷ trước.
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong những năm 60 của thế kỷ trước.
Mặc dù có kích thước ấn tượng và trọng lượng cất cánh tối đa lớn (27.000 kg), F-4 vẫn có khả năng đạt đến tốc độ siêu âm 2,23 Mach và có thể lên cao được 210 mét mỗi giây. F-4 có thể mang được trên 8.480 kg (18.650 lb) các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.
Mặc dù có kích thước ấn tượng và trọng lượng cất cánh tối đa lớn (27.000 kg), F-4 vẫn có khả năng đạt đến tốc độ siêu âm 2,23 Mach và có thể lên cao được 210 mét mỗi giây. F-4 có thể mang được trên 8.480 kg (18.650 lb) các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.
F-4 đã lập 16 kỷ lục thế giới, bao gồm kỷ lục tốc độ bay tuyệt đối 2.585,086 km/h (1.606,342 dặm mỗi giờ), và độ cao kỷ lục 30.040 m. Mặc dù các kỷ lục được lập trong những năm 1959-1962, nhưng năm trong số các kỷ lục về tốc độ vẫn không bị phá vỡ cho đến năm 1975.
F-4 đã lập 16 kỷ lục thế giới, bao gồm kỷ lục tốc độ bay tuyệt đối 2.585,086 km/h (1.606,342 dặm mỗi giờ), và độ cao kỷ lục 30.040 m. Mặc dù các kỷ lục được lập trong những năm 1959-1962, nhưng năm trong số các kỷ lục về tốc độ vẫn không bị phá vỡ cho đến năm 1975.
Vì phục vụ rộng rãi trong quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh, F-4 là một biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. F-4 tham gia Chiến tranh Việt Nam và xung đột Ả-rập Israel với 393 lần bắn rơi máy bay đối phương cũng như hoàn thành vô số phi vụ yểm trợ mặt đất.
Vì phục vụ rộng rãi trong quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh, F-4 là một biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. F-4 tham gia Chiến tranh Việt Nam và xung đột Ả-rập Israel với 393 lần bắn rơi máy bay đối phương cũng như hoàn thành vô số phi vụ yểm trợ mặt đất.
F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới. Trong số 5.195 chiếc được chế tạo, 2.874 chiếc của Không quân, 1.264 chiếc dành cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, và số còn lại cho các khách hàng nước ngoài.
F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới. Trong số 5.195 chiếc được chế tạo, 2.874 chiếc của Không quân, 1.264 chiếc dành cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, và số còn lại cho các khách hàng nước ngoài.
Máy bay “Bóng ma” Phantom đã phục vụ cho không quân của nhiều nước, bao gồm Australia, Ai Cập, Đức, Anh Quốc, Hy Lạp, Iran, Israel, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ khi ra đời cho đến lúc ngừng sản xuất, F-4 cũng đã có rất nhiều phiên bản. Ví dụ, F-4A, B, J, N và S là những biến thể dành cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, F-4C, D và E dành cho Không quân Hoa Kỳ, RF-4B, C, và E là biến thể trinh sát chiến thuật….Trong ảnh là một chiếc Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay “Bóng ma” Phantom đã phục vụ cho không quân của nhiều nước, bao gồm Australia, Ai Cập, Đức, Anh Quốc, Hy Lạp, Iran, Israel, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ khi ra đời cho đến lúc ngừng sản xuất, F-4 cũng đã có rất nhiều phiên bản. Ví dụ, F-4A, B, J, N và S là những biến thể dành cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, F-4C, D và E dành cho Không quân Hoa Kỳ, RF-4B, C, và E là biến thể trinh sát chiến thuật….Trong ảnh là một chiếc Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhận được những chiếc Phan tom đầu tiên vào năm 1974 trong chương trình Peace Diamond III, và được tiếp nối bằng những chiếc máy bay cũ của Không quân Hoa Kỳ trong chương trình Peace Diamond IV.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhận được những chiếc Phan tom đầu tiên vào năm 1974 trong chương trình Peace Diamond III, và được tiếp nối bằng những chiếc máy bay cũ của Không quân Hoa Kỳ trong chương trình Peace Diamond IV.
Tổng cộng, Thổ nhĩ Kỳ đã nhận được 233 chiếc F-4E và RF-4E. Tính đến năm 2001, chỉ còn 163 chiếc F-4E (54 chiếc nâng cấp lên Terminator 2020) và 44 RF-4E còn hoạt động trong lực lượng không quân nước này.
Tổng cộng, Thổ nhĩ Kỳ đã nhận được 233 chiếc F-4E và RF-4E. Tính đến năm 2001, chỉ còn 163 chiếc F-4E (54 chiếc nâng cấp lên Terminator 2020) và 44 RF-4E còn hoạt động trong lực lượng không quân nước này.
Vào năm 1995, IAI của Israel đã áp dụng việc nâng cấp tương tự như tiêu chuẩn Kurnass 2000 trên 54 chiếc F-4E của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 1995, IAI của Israel đã áp dụng việc nâng cấp tương tự như tiêu chuẩn Kurnass 2000 trên 54 chiếc F-4E của Thổ Nhĩ Kỳ.
Được đặt tên là Terminator 2020, chiếc máy bay được tối ưu hóa cho các phi vụ tấn công mặt đất với tên lửa AGM-142 Popeye/Have Nap, cụm định vị mục tiêu Litening-II, và khả năng mang các kiểu tên lửa AGM-65D/G Maverick, AGM-88 HARM, bom GBU-8 HOBOS, bom dẫn đường bằng laser, bom thông thường và bom chùm cho các phi vụ tấn công mặt đất, trong khi vẫn giữ lại khả năng phóng các tên lửa không-đối-không AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder.
Được đặt tên là Terminator 2020, chiếc máy bay được tối ưu hóa cho các phi vụ tấn công mặt đất với tên lửa AGM-142 Popeye/Have Nap, cụm định vị mục tiêu Litening-II, và khả năng mang các kiểu tên lửa AGM-65D/G Maverick, AGM-88 HARM, bom GBU-8 HOBOS, bom dẫn đường bằng laser, bom thông thường và bom chùm cho các phi vụ tấn công mặt đất, trong khi vẫn giữ lại khả năng phóng các tên lửa không-đối-không AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder.
Chương trình nâng cấp Terminator 2020 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn dựa trên dự án Kurnass 2000 của IAI, nó bao gồm nhiều cải tiến trong nhiều khía cạnh như hệ thống hiển thị trước mặt Kaiser/E1-OP, HOTAS, INS/GPS, MFD, hệ thống liên lạc UHF/VHF mã hóa, DTC, bộ chiến tranh điện tử mới, radar cảnh báo radar mới, bộ phát pháo sáng, bộ gây nhiễu phòng thủ Elisra SPS, cụm Elisra ALQ-119 được nâng cấp tương thích thế hệ SAM hai chữ số, dây dẫn mới, cải tiến cấu trúc và nâng cấp động cơ General Electric J79.
Chương trình nâng cấp Terminator 2020 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn dựa trên dự án Kurnass 2000 của IAI, nó bao gồm nhiều cải tiến trong nhiều khía cạnh như hệ thống hiển thị trước mặt Kaiser/E1-OP, HOTAS, INS/GPS, MFD, hệ thống liên lạc UHF/VHF mã hóa, DTC, bộ chiến tranh điện tử mới, radar cảnh báo radar mới, bộ phát pháo sáng, bộ gây nhiễu phòng thủ Elisra SPS, cụm Elisra ALQ-119 được nâng cấp tương thích thế hệ SAM hai chữ số, dây dẫn mới, cải tiến cấu trúc và nâng cấp động cơ General Electric J79.
Máy bay F-4E Terminator 2020 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay F-4E Terminator 2020 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc máy bay Phantom mang số hiệu 77-0308 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc máy bay Phantom mang số hiệu 77-0308 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc máy bay Phantom mang số hiệu 77-0298 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc máy bay Phantom mang số hiệu 77-0298 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay F-4E phantom của Không quân Iran. Trong những thập niên 1960 và 1970, Vương quốc Iran vốn thân Mỹ vào lúc đó đã đặt mua 225 chiếc F-4D, F-4E và RF-4E Phantom. Những chiếc Phantom Iran đã hoạt động trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq trong những năm 1980.
Máy bay F-4E phantom của Không quân Iran. Trong những thập niên 1960 và 1970, Vương quốc Iran vốn thân Mỹ vào lúc đó đã đặt mua 225 chiếc F-4D, F-4E và RF-4E Phantom. Những chiếc Phantom Iran đã hoạt động trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq trong những năm 1980.
Những chiếc F-4 Iran được Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran sử dụng và duy trì được hoạt động nhờ việc đại tu và bảo trì bởi công nghiệp hàng không Iran.
Những chiếc F-4 Iran được Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran sử dụng và duy trì được hoạt động nhờ việc đại tu và bảo trì bởi công nghiệp hàng không Iran.
Máy bay F-4 của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Máy bay F-4 của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Máy bay F-4 của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Máy bay F-4 của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Kurnass 2000, phiên bản F-4E nâng cấp của Không quân Israel.
Kurnass 2000, phiên bản F-4E nâng cấp của Không quân Israel.
Trịnh Tuân (Tổng hợp)