TIN MỚI: TQ đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-21C ở Thanh Hải

13/12/2011 08:59
Đông Bình (Theo Mil)
(GDVN) - Những bức ảnh từ vệ tinh đã làm lộ diện trận địa tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của quân đội Trung Quốc được triển khai ở Thanh Hải.

Trang mạng “Russian military industrial complex” ngày 6/12 cho biết, hình ảnh chụp được từ vệ tinh thương mại cho thấy, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn cơ động DF-21C kiểu mới tại khu vực tỉnh Thanh Hải. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai hệ thống vũ khí mới này ở khu vực phía tây Trung Quốc.

Những hình ảnh mà vệ tinh thương mại GeoEye-1 Mỹ chụp được cho thấy, quân đội Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa kiểu cơ động DF-21C với một số lượng tương đối ở khu vực cách thành phố Đức Linh Cáp - tỉnh Thanh Hải khoảng 230 km về phía tây.

Tên lửa đạn đạo cơ động DF-21C của Quân đội Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo cơ động DF-21C của Quân đội Trung Quốc

Trên những bức hình mà vệ tinh này chụp được ngày 14/6/2010 có thể nhìn thấy rõ 2 bộ thiết bị phóng DF-21C đặt tại sa mạc. Trận địa của những tên lửa này kề sát núi Kỳ Liên, nối liền với đường quốc lộ G215. Rất nhiều công trình quan trọng của trận địa này đều được che phủ nguỵ trang bằng màu đen, trong đó có xe phóng tên lửa, trang bị bảo đảm hậu cần và doanh trại cho bộ đội sinh hoạt.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là lần đầu tiên phát hiện hệ thống tên lửa DF-21C nằm trong trạng thái triển khai. Trước đây, hệ thống tên lửa DF-4 sử dụng nhiên liệu lỏng đảm nhiệm trực ban sẵn sàng chiến đấu tại khu vực Đức Linh Cáp.

Điều cần chỉ ra là, Trung Quốc hiện đang sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn mới từng bước thay thế tên lửa nhiên liệu lỏng cũ. Tuy tên lửa nhiên liệu rắn có khả năng cơ động tương đối mạnh, thời gian phản ứng tác chiến tương đối ngắn, nhưng chúng cũng tồn tại một số yếu điểm.

Tên lửa đạn đạo DF-21C
Tên lửa đạn đạo DF-21C

Các chuyên gia cho rằng, thể tích của các hệ thống tên lửa kiểu cơ động như DF-21C đều tương đối lớn, thao tác và bảo đảm hậu cần đều cần rất nhiều nhân viên. Đồng thời, các loại trang bị bảo đảm trong hệ thống đồng bộ và số lượng các loại xe cùng rất nhiều. Những đặc điểm này không những khiến cho các hệ thống này dễ bị vệ tinh phát hiện, mà cũng đã hạn chế khả năng cơ động của chúng.

Ngoài ra, khi phóng, tên lửa kiểu cơ động chắc chắn phải lựa chọn sân bãi có độ cứng tương đối cao để bảo đảm tính ổn định của hệ thống khi phóng, đồng thời tránh động cơ tên lửa bị hư hại trong quá trình điểm hoả (kích hoạt). Vì vậy hệ thống phóng này chỉ có thể tiến hành cơ động trên đường quốc lộ/đường cái/đường ô tô và tiến hành phóng ở bãi phóng xác định.

Trên thực tế, từ những bức ảnh mà vệ tinh thương mại GeoEye-1 chụp được có thể nhìn thấy rõ trận địa bằng phẳng dùng để phóng DF-21C.

Tên lửa hạt nhân DF-31A của quân đội Trung Quốc
Tên lửa hạt nhân DF-31A của quân đội Trung Quốc

Có phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc dùng DF-21C thay thế cho DF-4 kiểu cũ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng răn đe của nước này đối với các nước xung quanh. Nhưng xét tới tầm phóng của DF-21C, báo giới Ấn Độ rõ ràng đã thổi phồng mối đe doạ của loại tên lửa này.

Căn cứ vào số liệu công bố trước đây của các cơ quan tình báo Mỹ, tên lửa dòng DF-21có tầm phóng khác nhau khi mang theo đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường. Trong đó, tầm phóng của DF-21A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể đạt tới 2.150 km, còn tầm phóng tối đa của DF-21C mang theo đầu đạn thông thường là 1.770 km, còn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D (thu hút sự chú ý của Hải quân Mỹ) chỉ có tầm phóng khoảng 1.450 km (cũng có số liệu nói là có tầm phóng lên tới 3.000 km).

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D
Các chuyên gia quân sự cho rằng, nói về vị trí triển khai hiện nay của DF-21C, nó vẫn chưa thể bao trùm các mục tiêu chiều sâu của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc lựa chọn triển khai loại tên lửa này ở khu vực lân cận Đức Linh Cáp, ở mức độ rất lớn có thể là xuất phát từ sự tính toán tránh sự tấn công từ trên không của đối phương.
Đông Bình (Theo Mil)