TQ viện trợ các đảo quốc TBD gây thách thức lớn nhất cho Mỹ-Australia

05/03/2015 08:01
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đứng trong top 3 viện trợ cho các đảo quốc Thái Bình Dương, 78% viện trợ của TQ là cho vay ưu đãi như xây đường sá, có sự không hài lòng chất lượng.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương
Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 2 tháng 3 dẫn mạng tin tức Đài phát thanh quốc tế New Zealand ngày 28 tháng 2 đăng bài "Trung Quốc trỗi dậy, vai trò ảnh hưởng mở rộng, người viện trợ các đảo quốc Thái Bình Dương rất khó ứng phó" của tác giả Johny Blades.

Theo bài viết, trong 10 năm qua, Trung Quốc ra sức mở rộng vai trò ảnh hưởng ở rất nhiều khu vực trên thế giới (bao gồm khu vực Thái Bình Dương). Trong đó có nhân tố kinh tế và an ninh, cũng có nước nhỏ hy vọng giúp đỡ như Trung Quốc nói. Cách đây không lâu, Bắc Kinh tuyên bố vài năm tới sẽ cung cấp khoản vay 2 tỷ USD cho các đảo quốc Thái Bình Dương.

Australia là quốc gia viện trợ lớn nhất khu vực, vẫn dẫn trước xa các nước khác. Nhưng, Trung Quốc đang gắng sức đuổi theo, đứng vào top 3, ngang ngửa với Mỹ, vượt Nhật Bản và New Zealand. Con số cụ thể của chương trình viện trợ đối với khu vực của Trung Quốc không thể biết được, chuyên gia Philippa Brent của Viện nghiên cứu chính sách công Lowy cho rằng, điều này làm cho bên ngoài khó mà đánh giá được giá trị thực sự của viện trợ từ Bắc Kinh.

Theo Philippa Brent, 78% viện trợ khu vực của Trung Quốc là hình thức cho vay ưu đãi, điều này có nghĩa là xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như đường sá là nhà thầu Trung Quốc. Cũng đã xuất hiện những tiếng nói không hài lòng về chất lượng chương trình viện trợ, ngoài ra còn có vấn đề bảo vệ tiếp theo.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương
Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương

Nhưng, chính phủ các đảo quốc Thái Bình Dương cho rằng, Trung Quốc thường quan tâm đến nhu cầu của họ hơn, điều này rõ ràng làm cho một số đối tác truyền thống (phương Tây) cảm thấy bất ngờ. "Đặc điểm của viện trợ Trung Quốc là, các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc công ty vốn Trung Quốc đến, hỏi 'các anh muốn gì?'". Paul D'Arcy thuộc Học viện châu Á-Thái Bình Dương, Đại học quốc lập Australia cho rằng, các nhà lãnh đạo khu vực đã học được làm thế nào để tìm được quan hệ đối tác viện trợ có lợi.

Chủ nhiệm Terence Wesley Smith của Trung tâm nghiên cứu Thái Bình Dương, Đại học Hawaii cho rằng, Trung Quốc ra sức gây ảnh hưởng, tạo ra thách thức lớn nhất cho các nước viện trợ truyền thống khu vực như Australia, New Zealand và Mỹ, "điều này hoàn toàn không phải là một loại thách thức quân sự, mà là thách thức đối với cơ chế viện trợ vài chục năm".

Ông nêu ví dụ nói, viện trợ của Australia thường kèm theo các điều kiện như cải cách chính trị và quản lý, "khu vực luôn tồn tại một loại độc quyền viện trợ... Đến nay độc quyền đã bị phá vỡ do sự xuất hiện của nhà viện trợ khác là Trung Quốc. Đa số các nhà lãnh đạo khu vực hoan nghênh, bởi vì, điều này làm cho họ đã có cơ hội chưa từng có - đối tác thương mại mới, nguồn đầu tư mới và khả năng hợp tác với các nước ngoài khu vực truyền thống".

Chuyên gia Trung Quốc Lưu Hồng Trung nghiên cứu về Australia cho rằng, một số quốc gia phương Tây không quen thấy Trung Quốc viện trợ cho khu vực này, "họ nghi ngờ động cơ của Bắc Kinh... Nếu là New Zealand hoặc Australia viện trợ, cũng sẽ có người nghi ngờ hay sao?".

Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương
Hạm đội Hải quân Trung Quốc tập trận ở Nam Thái Bình Dương
Việt Dũng