Trung-Ấn có thể trực tiếp xung đột do TQ đòi kiểm tra tàu ở biển Đông

10/12/2012 06:30
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Trung Quốc tiếp tục đòi kiểm soát thực tế toàn bộ “đường lưỡi bò” hòng vơ vét tài nguyên ở biển Đông, có thể trực tiếp xung đột với Ấn Độ.
Tàu cá Trung Quốc được tổ chức thành đội hình đánh bắt hải sản trên biển Đông
Tàu cá Trung Quốc được tổ chức thành đội hình đánh bắt hải sản trên biển Đông

Ngày 5/12, tờ “Kommersant” Nga cho rằng, Ấn Độ và Trung Quốc đều là nước lớn ở châu Á và là đối thủ địa-chính trị không thể điều hòa, đã rơi vào bờ vực xung đột mới, nguyên nhân chủ yếu là Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ hợp tác với một đối tác ở Đông Nam Á để khai thác mỏ dầu khí ở biển Đông bị Trung Quốc kiên quyết phản đối.

Theo báo Nga, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình ở biển Đông, Ấn Độ đe dọa sẽ đưa tàu chiến đến khu vực biển Đông. Chính phủ Trung Quốc chuẩn bị từ ngày 1/1/2013 trở đi sẽ tiến hành cái gọi là “cưỡng chế kiểm tra” các tàu thuyền nước khác ở khu vực biển Đông. Động thái (bất hợp pháp, ngang ngược) này có thể gây ra xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước lớn sở hữu tên lửa hạt nhân ở châu Á.

Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi tuyên bố, chuẩn bị đưa tàu chiến tới biển Đông, mặc dù Ấn Độ không có chủ trương lãnh thổ đối với các hòn đảo ở biển Đông, nhưng sẵn sàng kiên quyết bảo vệ lợi ích kinh tế của họ cũng như công dân Ấn Độ hợp tác với Việt Nam tiến hành công tác thăm dò dầu khí ở biển Đông.

Ngày 26/5/2011, tàu hải giám Trung Quốc cũng đã cắt cáp của tàu khảo sát Bình Minh 2 của Việt Nam
Ngày 26/5/2011, tàu hải giám Trung Quốc cũng đã cắt cáp của tàu khảo sát Bình Minh 2 của Việt Nam

Cuối tuần trước, tàu hải giám Trung Quốc đã gây tổn hải cho cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam, đúng vào khu vực đang có hoạt động của Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ.

Báo Nga cho rằng, để đòi hỏi cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” trên biển Đông, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ, trong tương lai gần, khu vực này sẽ đối mặt với nguy cơ căng thẳng leo thang. Từ ngày 1/1/2013 trở đi, cảnh sát tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sẽ tiến hành cái gọi là kiểm tra (phi pháp) tất cả tàu thuyền nước khác nằm ở “khu vực tranh chấp” (đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra).

Ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều đưa ra chủ trương của mình đối với các khu vực ở biển Đông. Mỹ cũng đã giáp tiếp cuốn vào xung đột, đầu năm nay quân Mỹ và Hải quân Philippines đã tổ chức diễn tập liên hợp ở khu vực gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời có biện pháp củng cố hợp tác với hải quân các nước trong khu vực.

Tàu Hải giám 83, có lượng giãn nước 3980 tấn, của Trung Quốc, hoạt động trên biển Đông.
Tàu Hải giám 83, có lượng giãn nước 3980 tấn, của Trung Quốc, hoạt động trên biển Đông.

Vào tháng 10 năm nay, Mỹ lại điều tàu sân bay USS George Washington đến khu vực biển Đông. Ngoài ra, Mỹ còn phê phán, chỉ trích Trung Quốc tiến hành kế hoạch “kiểm tra tàu thuyền ở biển Đông”. Các nước trong khu vực và nước ngoài khu vực có liên quan đang tìm kiếm “miếng bánh” dầu khí ở biển Đông.

Theo thống kê của các chuyên gia, trữ lượng dầu mỏ ở biển Đông tổng cộng có thể đạt 213 tỷ thùng, chỉ đứng sau Ả-rập Xê-út và Venezuela, hơn cả Nga. Trung Quốc có kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015, mỗi năm khai thác 15 tỷ m3 khí đốt ở biển Đông, giảm mạnh sự phụ thuộc của Trung Quốc vào năng lượng nhập khẩu ở vịnh Ba Tư, châu Phi và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).

Ấn Độ có thể điều tàu chiến tới biển Đông để bảo vệ lợi ích kinh tế và công dân của họ.
Ấn Độ có thể điều tàu chiến tới biển Đông để bảo vệ lợi ích kinh tế và công dân của họ.
Mỹ tích cực can dự vào biển Đông. Trong hình là tàu sân bay USS George Washington vừa đến biển Đông vào tháng 10/2012.
Mỹ tích cực can dự vào biển Đông. Trong hình là tàu sân bay USS George Washington vừa đến biển Đông vào tháng 10/2012.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)