Trung Quốc - Nhật Bản bắt đầu cuộc chạy đua tàu sân bay

07/08/2013 08:53
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản tích cực tăng cường quân bị, lực lượng dự bị hùng hậu, trình độ quân nhân cao, biên chế tàu sân bay hạng nhẹ mới, thực sự làm TQ lo.
Tàu sân bay hạng nhẹ mới Nhật Bản chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Tàu sân bay hạng nhẹ mới Nhật Bản chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 2 tháng 8 dẫn bài viết trên tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản gần đây cho rằng, công ty Trung Quốc đã đưa ra đề nghị, sẽ khai thác 7 mỏ khí mới.

Năm nay, căng thẳng ở biển Hoa Đông đã leo thang, Trung Quốc và Nhật Bản đều điều máy bay chiến đấu và tàu tuần tra theo sát đối phương, khiến cho dư luận lo ngại phán đoán nhầm sẽ gây ra xung đột lớn hơn.

Koichi Nakano, học giả Đại học Sophia, Tokyo, Nhật Bản cho rằng, căng thẳng leo thang sẽ không dẫn đến chiến tranh. "Người Mỹ sẽ quan tâm chặt chẽ tình hình, có thể phát huy vai trò hòa giải".

Một loại trò chơi được Quân đội Trung Quốc ủng hộ mới được đưa ra. Theo hãng AFP, trò chơi này mang tên "Sứ mệnh quang vinh" làm cho người chơi có thể tác chiến với kẻ thù trong tranh chấp đảo với Tokyo, thời điểm trò chơi này được đưa ra đúng vào dịp tròn 86 năm thành lập Quân đội Trung Quốc.

Hãng Yonhap cho biết, "Sứ mệnh quang vinh" mô phỏng Trung-Nhật triển khai cuộc chiến tranh đoạt xoay quanh đảo Senkaku, trong đó, vũ khí tinh nhuệ được Quân đội Trung Quốc trang bị hiện nay gồm cả tàu sân bay đều xuất hiện. Trò chơi sẽ làm cho người dân bình thường quan tâm hơn đến tình hình đánh chiếm đảo mô phỏng thực tế của Quân đội Trung Quốc.

Ngày 1 tháng 8, hãng tin NEWSIS Hàn Quốc cho biết, điều này đánh dấu chiến tranh ngoại giao về quyền lợi biển Hoa Đông giữa Trung-Nhật nóng hơn, trước đó khi thăm Đông Nam Á, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra sức xây dựng chiến tuyến nhằm vào Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 27 tháng 7 năm 2013.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 27 tháng 7 năm 2013.

Hãng BBC cho rằng, trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu, Nhật Bản đã tỏ rõ chuẩn bị tăng cường trạng thái tuần tra ở biển Hoa Đông, chính quyền Abe đã đề bạt tân lãnh đạo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản Yuji Sato. Ông Yuji Sato từng là chỉ huy phụ trách tuần tra trong đó có vùng biển đảo Senkaku.

Bài báo cho rằng, Trung-Nhật làm trầm trọng hơn đối đầu tranh chấp chủ quyền biển có thể có liên quan đến Thượng viện Mỹ vào thứ hai thông qua một nghị quyết phê phán tàu Trung Quốc sử dụng vũ lực trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Hãng Reuters cho biết, Trung Quốc đã đưa ra phản đối nghị quyết này của Mỹ.

Ngày 1 tháng 8, học giả Lưu Quân Hồng, Viện  nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc đã trả lời tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, khả năng đụng độ trên biển giữa Trung-Nhật trong giai đoạn hiện nay không lớn. Mâu thuẫn, tranh chấp trên biển giữa Trung-Nhật thực sự tồn tại, nhưng phương thức giải quyết ngoại giao cũng có hiệu quả.

Tờ "Tuần san châu Á" Hồng Kông gần đây có bài viết nhắc nhở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc phải có biện pháp ứng phó với Nhật Bản khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe có khả năng cầm quyền lâu dài tại Nhật Bản và chủ trương tăng cường quân bị, cứng rắn trong vấn đề lãnh thổ, lãnh hải.

Binh sĩ Nhật Bản được cho là được đào tạo chuyên nghiệp, trình độ cao. Trong hình là máy bay trực thăng thông dụng UH-1J của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Binh sĩ Nhật Bản được cho là được đào tạo chuyên nghiệp, trình độ cao. Trong hình là máy bay trực thăng thông dụng UH-1J của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Theo bài viết, nam giới ở tuổi nghĩa vụ quân sự của Nhật Bản là 29.700.000 người, vượt nguồn cung lực lượng của tất cả các cường quốc quân sự châu Âu trong đó có Nga. Binh sĩ Nhật Bản còn được giáo dục cao đẳng, đại học, trình độ kỹ thuật chuyên nghiệp cao, lực lượng quân dự bị của họ hùng hậu, tổ chức, huấn luyện, trang bị của phòng cháy, cảnh sát, quân nhân nghỉ hưu tuyệt vời, một khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đổi thành quân đội chính quy, cho dù tăng cường quân bị quy mô lớn cũng sẽ không gây sức ép đối với tài chính của nước này.

Bài viết cho rằng, mặc dù Nhật Bản tăng cường quân bị không trực tiếp dẫn đến phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, nhưng phản ứng dây chuyền về địa-chính trị và quốc phòng từ đó cũng cần cảnh giác. Tờ "Nhật báo thế giới" Thái Lan đăng bài xã luận cho rằng, Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy "liên minh ngoại giao hình thoi" bao vây Trung Quốc, đồng thời vào tháng tới (8/2013) đưa ra tàu sân bay hạng nhẹ, Trung-Nhật đã bắt đầu chạy đua tàu sân bay.

Tàu sân bay hạng nhẹ 22DDH Nhật Bản
Tàu sân bay hạng nhẹ 22DDH Nhật Bản
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Việt Dũng