Trung Quốc - Nhật Bản đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mini

25/01/2014 14:20
Hồng Thủy
(GDVN) - 2 cường quốc Đông Á đang phát triển quân đội của họ và khẳng định họ phải làm như vậy để chống lại mối đe dọa của đối thủ trong khu vực.
Trung Quốc và Nhật Bản dường như đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mini.
Trung Quốc và Nhật Bản dường như đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mini.

The Diplomat ngày 25/1 đăng bài phân tích của Shannon Tiezzi nhận định, Trung Quốc và Nhật Bản dường như đang rời vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mini khơi mào từ những phát biểu, ngôn từ chống đối nhau trên mặt trận ngoại giao.

Thời gian gần đây, ngay cả khi Thủ tướng Shinzo Abe liên tục đưa ra các thông điệp hòa giải nhưng đều bị Bắc Kinh từ chối thẳng thừng. Hôm Thứ Sáu, ông Abe tiếp tục đưa ra "cành ô liu" khi phát biểu trước Quốc hội rằng Nhật Bản và Trung Quốc là không thể tách rời.

Thủ tướng Nhật bày tỏ mong muốn hai nước khởi động các cuộc họp ngoại giao thay vì từ chối đối thoại, hãy để vấn đề được giải quyết. "Chúng ta nên tổ chức hội đàm bởi chúng ta đang có vấn đề", ông Abe nói.

Đáp lại, Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mỉa mai cay nghiệt: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang rất bận, họ cần dành thời gian cho những việc hữu ích và hiệu quả hơn". 

Bắc Kinh cho rằng chỉ có thể đối thoại với Tokyo nếu ông Shinzo Abe "lập tức thừa nhận sai lầm và cam kết sẽ không bao giờ đến thăm đền Yasukuni nữa".

Thời điểm này, dường như không có bất cứ điều gì Shinzo Abe làm mà có thể khiến Bắc Kinh hài lòng, bởi yêu cầu trên của Trung Quốc đối với ông là vô cùng khó thực hiện.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích, việc thăm đền Yasukuni là nhằm tưởng niệm hàng triệu người Nhật đã chết trong chiến tranh và nước Nhật cam kết sẽ không bao giờ gây chiến. Trung Quốc, Hàn Quốc không chấp nhận điều này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích, việc thăm đền Yasukuni là nhằm tưởng niệm hàng triệu người Nhật đã chết trong chiến tranh và nước Nhật cam kết sẽ không bao giờ gây chiến. Trung Quốc, Hàn Quốc không chấp nhận điều này.

Trong khi đó 2 cường quốc Đông Á đang phát triển quân đội của họ và khẳng định họ phải làm như vậy để chống lại mối đe dọa của đối thủ trong khu vực. Thêm vào là sự mất long tin sâu sắc vào hệ thống chính trị của nhau và sự thù địch trong quá khứ làm cho Bắc Kinh và Tokyo nghi ngờ nhau sâu sắc.

Cả hai đều khẳng bị họ yêu chuộng hòa bình đồng thời cố gắng miêu tả đối thủ như một kẻ hiếu chiến. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc các chiến lược gia đã cảnh báo các nhà lãnh đạo cần phải bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh.

Nhưng điều này dường như không xảy ra với Trung Quốc và Nhật Bản với những gì đã và đang diễn ra. Những căng thẳng song phương bật lên ngay ở những nơi gây bất ngờ nhất, đó là châu Phi khi ông Shinzo Abe đi thăm một số nước này hay tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thụy Sỹ.

Quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nhật Bản lâu nay cũng không giúp ích gì cho việc ngăn chặn căng thẳng, ngược lại những căng thẳng này đang làm xói mòn quan hệ hợp tác kinh tế.
Biểu tình chống Nhật Bản đã lan rộng khắp Trung Quốc nửa cuối năm 2002 và ngay cả hàng hóa, doanh nghiệp Nhật Bản cũng trở thành mục tiêu của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc.
Biểu tình chống Nhật Bản đã lan rộng khắp Trung Quốc nửa cuối năm 2002 và ngay cả hàng hóa, doanh nghiệp Nhật Bản cũng trở thành mục tiêu của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc.

Theo Telegraph, một cuộc thăm dò gần dây cho thấy 60% giới doanh nghiệp  Trung Quốc không sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản. Năm 2012 căng thẳng song phương thậm chí còn bùng nổ thành các cuộc biểu tình nhằm vào doanh nghiệp, con người, hàng hóa Nhật Bản.

Cũng theo Telegraph, 80% doanh nghiệp Nhật vẫn sẵn sàng tiếp tục hợp tác thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng họ đang phải chuyển hướng sang các khu vực khác, đặc biệt là Đông Nam Á.

Như một cuộc Chiến tranh Lạnh, cả Trung Quốc và Nhật Bản cố ý xem từng cử động của nhau là một thách thức hay đe dọa. Mặc dù ngờ vực lẫn nhau nhưng Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ căng thẳng đến mức độ này.

Trung Quốc hiện đang tăng cường sức mạnh quân sự của mình cũng như mở rộng mục tiêu chiến lược ra các vùng biển và điều này càng khiến Tokyo dễ dàng giải thích các động thái đó như nhằm mục đích uy hiếp trực tiếp Nhật Bản, việc Bắc Kinh đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông là một ví dụ.
Hồng Thủy