Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu ném bom J-18

19/06/2015 05:00
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trung Quốc muốn có "không quân chiến lược", máy bay ném bom mới J--18 phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu hạng nặng J-16, dùng để thay thế JH-7 và H-6
Nhà xưởng lắp ráp máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga
Nhà xưởng lắp ráp máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga

Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom mới J-18

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 6 dẫn mạng tư liệu quân sự Nga ngày 17 tháng 6 đưa tin, Trung Quốc bắt đầu tìm cách nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến thuật hoàn toàn mới trên nền tảng máy bay chiến đấu hạng nặng J-16.

Máy bay mới rất giống với máy bay ném bom Su-34 Nga về ngoại hình và tính năng. Theo một số phương tiện truyền thông, máy bay ném bom chiến thuật mới sẽ đặt tên là J-18 (cũng có tin đồn là J-17).

Theo suy đoán, J-18 cũng sẽ có một khoang lái ghép và một hệ thống vũ khí thống nhất, dùng để hoàn thành nhiệm vụ đối đất và đối không.

Thông tin về chương trình nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến thuật mới cũng đã xuất hiện ngay từ năm 1998, nhưng mãi đến năm 2015 mới xác định chương trình thực sự bắt đầu. Máy bay ném bom mới sẽ dùng để thay thế JH-7 và H-6.

Bộ phận thành phẩm của máy bay chiến đấu ném bom Su-34 chờ lắp ráp
Bộ phận thành phẩm của máy bay chiến đấu ném bom Su-34 chờ lắp ráp

Trước đó, tạp chí quân sự "Bình luận quốc phòng" Mỹ đã chỉ ra, công tác sao chép máy bay ném bom Su-34 Nga của Trung Quốc đã đạt được một số tiến triển.

Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc cố ý tiết lộ thông tin của chương trình này (mô hình, ảnh chụp PS của Su-34), mục đích là gây sức ép với Nga, để nhận được loại máy bay chiến đấu này.

Không quân chiến lược: máy bay ném bom là trọng điểm

Tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 6 cũng có bài viết "Trung Quốc phát triển máy bay ném bom tầm xa" cho rằng, gần đây Không quân Trung Quốc đã tổ chức "Hội thảo vấn đề xây dựng không quân chiến lược".

Hội nghị quan trọng này lần đầu tiên định vị không quân là "không quân chiến lược". Đến nay, Quân đội Trung Quốc chỉ định vị Pháo binh 2 là quân chủng chiến lược.

Công nhân dùng máy khoan điện lắp đinh tán cho máy bay Su-34 Nga
Công nhân dùng máy khoan điện lắp đinh tán cho máy bay Su-34 Nga

Định vị không quân là "không quân chiến lược" không chỉ là vì nhu cầu tăng cường sức chiến đấu hạt nhân của không quân. Hệ thống vũ khí ưu tiên phát triển được hội nghị đưa ra có thể thấy, xây dựng không quân tầm cao và xa là phương hướng phát triển của không quân chiến lược tương lai.

Hội nghị đã định nghĩa lại phạm vi phòng thủ của không quân, từ 20 km trên không truyền thống mở rộng lớn lên vũ trụ. Hội nghị yêu cầu phát triển trọng điểm máy bay ném bom tầm xa mới, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và xa, hệ thống chống vệ tinh, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa chiến lược, hơn nữa tăng cường năng lực không vận chiến lược.

Bài báo cho rằng, hội nghị đã hai lần nhắc tới ý nghĩa quan trọng của phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, yêu cầu mở rộng năng lực ném bom, dò tìm, cảnh báo sớm của không quân đến chuỗi đảo thứ hai, để có thể sử dụng máy bay ném bom mới và tên lửa hành trình tấn công căn cứ tác chiến của kẻ địch mạnh khi eo biển Đài Loan có vấn đề và bị kẻ địch mạnh can thiệp.

Điều này đã hiểu rất rõ ý đồ phát triển H-6K và nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tầm xa mới của Không quân Trung Quốc, thực chất là để đáp ứng nhu cầu tấn công trung tâm của chuỗi đảo thứ hai (Guam).

Đoạn phần thân phía sau của máy bay Su-34
Đoạn phần thân phía sau của máy bay Su-34

Tại hội thảo vấn đề không quân chiến lược, phương hướng phát triển trang bị lần này, chưa thảo luận rõ chỉ tiêu công nghệ cụ thể của máy bay ném bom tầm xa mới, nhưng đã kết thúc tranh luận lâu dài trong nội bộ không quân về vấn đề này.

Bài báo cho rằng, thực ra, sự ra đời của H-6K đã cho thấy rõ Không quân Trung Quốc cần đến máy bay ném bom tầm xa, do việc nghiên cứu chế tạo loại máy bay mới rất trì trệ, không thể không cải tạo H-6 hiện có để thực hiện quá độ.

Theo bài báo, công nghiệp quân sự của Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm phát triển máy bay ném bom cỡ lớn siêu âm, vì vậy nghiên cứu chế tạo rất chậm chạp.

Ngay từ vài năm sau khi Liên Xô giải thể, các loại thông tin từ Ukraine cho thấy, Trung Quốc hy vọng có được tình báo công nghệ về máy bay ném bom Tu-22M3, thậm chí hy vọng nhận được một chiếc máy bay ném bom loại này từ Ukraine. Có điều, loại máy bay ném bom này thuộc loại máy bay do điều ước quốc tế kiểm soát, Trung Quốc mới không thể sở hữu.

Lắp ráp phần đầu máy bay Su-34
Lắp ráp phần đầu máy bay Su-34

Trong quá trình đàm phán quân sự giữa Nga và Trung Quốc, thỉnh thoảng có tin cho rằng, Trung Quốc muốn sở hữu máy bay ném bom Tu-22M3, nhưng Kanwa nhiều lần hỏi các đại diện Nga ở các ngành khác nhau về vấn đề này, họ đều cho biết, Tu-22M3 chưa từng được đưa vào đàm phán.

Tuy nhiên, điều có thể khẳng định là, Trung Quốc thực sự bày tỏ quan tâm tới công nghệ máy bay ném bom hạng trung như Tu-22M3. Hội nghị "không quân chiến lược" lần này đã giải thích mục đích và phương thức sử dụng máy bay ném bom tầm xa mới mà Trung Quốc cần tới, đó chính là phương tiên lắp tên lửa hành trình CJ-10. Chỉ cần máy bay ném bom bay đủ xa thì có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom đối với khu vực chuỗi đảo thứ hai.

Bài báo cho rằng, kết hợp với tính năng cơ bản của H-6K có thể nhìn ra máy bay ném bom tầm xa mới được Trung Quốc sắp nghiên cứu chế tạo, lượng tải đạn ít nhất không thấp hơn 6 quả tên lửa hành trình, đã yêu cầu có thể tấn công khu vực chuỗi đảo thứ hai, như vậy nó phải có tốc độ siêu âm, hành trình xa, ít nhất có thể bay qua eo biển Bashi.

Căn cứ vào bán kính tác chiến này, H-6K hiện đã có thể làm được, như vậy ý đồ nghiên cứu máy bay ném bom tầm xa mới nằm ở chỗ phải có tính tàng hình, tốc độ cao ở mức độ nhất định, nếu không, bay không xa bao nhiêu so với lãnh thổ thì sẽ bị đánh chặn.

Công nhân làm việc trong thân máy bay Su-34
Công nhân làm việc trong thân máy bay Su-34

Nhìn vào yêu cầu công nghệ này, máy bay ném bom tầm xa mới có thể là một loại lớn hơn H-6K, bán kính tác chiến 2.500 - 3.000 km, có tốc độ siêu âm, có tính năng tàng hình nhất định.

Vũ khí đã có sẵn. Động cơ phải là WS-18, đồng thời không loại trừ khả năng sử dụng động cơ bay thử D-30 trong giai đoạn thử nghiệm máy bay mẫu. Dự đoán, sau khi nghiên cứu chế tạo thành công máy bay vận tải Y-20, Trung Quốc sẽ nhanh chóng khởi động công tác nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom cỡ lớn.

Bài báo cho rằng, nhìn vào hình ảnh vệ tinh năm nay, vẫn chưa phát hiện sự tồn tại của máy bay ném bom chiến lược tầm xa ở các sân bay lớn của Trung Quốc. Mức độ bảo mật nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược sẽ vượt xa bất cứ loại máy bay tác chiến chiến thuật nào. Trước đây, Mỹ cũng làm như vậy khi nghiên cứu chế tạo máy bay F-117 và B-2. 

Máy bay chiến đấu ném bom Su-34 thuộc lo 6 chiếc mới của Không quân Nga
Máy bay chiến đấu ném bom Su-34 thuộc lo 6 chiếc mới của Không quân Nga
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)