Trung Quốc đã sao chép và bán được hàng trăm chiếc máy bay từ MiG-21

27/10/2012 08:49
Đông Bình
(GDVN) - Đây chính là do nhu cầu mua sắm của các nước kém phát triển và do Trung Quốc sao chép, phát triển thêm các phiên bản mới.
Máy bay chiến đấu F-7BGI (dòng J-7) do Công ty Công nghiệp Máy bay Thành Đô Trung Quốc sản xuất, bán cho Bangladesh.
Máy bay chiến đấu F-7BGI (dòng J-7) do Công ty Công nghiệp Máy bay Thành Đô Trung Quốc sản xuất, bán cho Bangladesh.

Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga ngày 25/10 có bài viết cho rằng, từ những hình ảnh công bố trên mạng về việc Trung Quốc không ngừng cải tiến máy bay MiG-21 cho thấy, Trung Quốc đã chế tạo lô máy bay chiến đấu F-7BGI đầu tiên cho Bangladesh trong khuôn khổ hợp đồng ký kết năm 2010. Máy bay F-BGI là phiên bản cải tiến mới nhất của máy bay MiG-21 nổi tiếng của Liên Xô cũ.

Việc hoàn thành hợp đồng đặt mua của Bangladesh có nghĩa là, sau 53 năm kể từ khi đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1959, máy bay tiêm kích MiG-21 vẫn chưa sẵn sàng từ giã vũ đài lịch sử. Thời gian sản xuất hàng loạt lâu như vậy có thể khiến cho bất cứ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới phải ghen tị do “thua chị kém em”.

Vasilii Cashin, chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, rất có thể kỷ lục này vĩnh viễn sẽ không bị phá vỡ.

Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, trước khi quan hệ Xô-Trung rạn nứt không lâu, Liên Xô đã bắt đầu chuyển giao vật liệu công nghệ máy bay tiêm kích MiG-21F-13 cho Trung Quốc.

Trước khi hợp tác hai nước chấm dứt toàn diện vào năm 1962, người Trung Quốc đã sở hữu thành công vài mẫu máy bay tiêm kích, vật liệu công nghệ không đầy đủ và vài bộ thiết bị cần thiết lắp ráp cho loại máy bay này ở Nhà máy Chế tạo Máy bay Thẩm Dương.

Máy bay J-7NI của Không quân Nigeria. Tháng 9/2005, Chính phủ Nigeria phê chuẩn hợp đồng cho phép Không quân nước này mua 15 máy bay chiến đấu dòng F-7 (J-7) của Công ty Công nghiệp Máy bay Thành Đô Trung Quốc, trị giá 251,4 triệu USD. Trung Quốc cũng đã đào tạo phi công cho Không quân Nigeria. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, máy bay chiến đấu F-7NI và máy bay chiến đấu-huấn luyện FT-7NI cũng đã vài lần rơi vỡ, cho thấy độ an toàn của loại máy bay này cũng có vấn đề.
Máy bay J-7NI của Không quân Nigeria. Tháng 9/2005, Chính phủ Nigeria phê chuẩn hợp đồng cho phép Không quân nước này mua 15 máy bay chiến đấu dòng F-7 (J-7) của Công ty Công nghiệp Máy bay Thành Đô Trung Quốc, trị giá 251,4 triệu USD. Trung Quốc cũng đã đào tạo phi công cho Không quân Nigeria. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, máy bay chiến đấu F-7NI và máy bay chiến đấu-huấn luyện FT-7NI cũng đã vài lần rơi vỡ, cho thấy độ an toàn của loại máy bay này cũng có vấn đề.

Trong bối cảnh quan hệ với Liên Xô tan vỡ triệt để, triển khai sản xuất loại máy bay này cần phải cố hết sức. J-7 phiên bản ban đầu có rất nhiều khác biệt so với nguyên bản của Liên Xô, rất nhiều tính năng không bằng máy bay của Liên Xô.

Nhưng, đến thập niên 80, việc sản xuất máy bay J-7 của Trung Quốc được tiến hành ổn định, đồng thời đã sở hữu được công nghệ của phương Tây, tiến tới đã bảo đảm được việc hoàn thiện không ngừng trong thiết kế máy bay và khả năng xuất khẩu ra nước ngoài.

Công nghệ sản xuất linh kiện nước ngoài trong máy bay J-7 phiên bản xuất khẩu sau này cũng được doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc nắm được và sử dụng cho chế tạo máy bay của Không quân Trung Quốc.

5 năm sau thập niên đầu của thế kỷ này, máy bay J-7 dần dần bắt đầu bị các máy bay thế hệ thứ tư của Không quân Trung Quốc như J-10, J-11 thay thế. Để xuất khẩu, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu FC-1 dựa trên sự giúp đỡ của Nga.

Nhưng, máy bay MiG-21 với các phiên bản khác nhau của Trung Quốc vẫn là máy bay chiến đấu có số lượng tương đối nhiều của Không quân Trung Quốc.

Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu F-7BGI (dòng J-7) cho Bangladesh. Báo Nga cho biết, từ thập niên 1960 trở lại đây, Trung Quốc đã xuất khẩu máy bay chiến đấu dòng J-7 tới các nước Albania, Bangladesh, Ai Cập, Zimbabwe, Iraq, Iran, CHDCND Triều Tiên, Myanmar, Pakistan, Sudan, Tanzania và Sri Lanka, tổng cộng khoảng 500 chiếc.
Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu F-7BGI (dòng J-7) cho Bangladesh. Báo Nga cho biết, từ thập niên 1960 trở lại đây, Trung Quốc đã xuất khẩu máy bay chiến đấu dòng J-7 tới các nước Albania, Bangladesh, Ai Cập, Zimbabwe, Iraq, Iran, CHDCND Triều Tiên, Myanmar, Pakistan, Sudan, Tanzania và Sri Lanka, tổng cộng khoảng 500 chiếc.

Theo tài liệu của tờ “The Military Balance”, loại máy bay này có tổng cộng 600 chiếc trong Không quân và Hải quân Trung Quốc.

Đồng thời, Trung Quốc còn tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này: Những năm gần đây, Trung Quốc đã ký kết hợp đồng cung ứng loại máy bay này cho Nigeria, Tanzania và Bangladesh.

Đối với các nước đang phát triển còn nghèo, máy bay chiến đấu J-7 hoàn toàn là một sự lựa chọn tạm chấp nhận được. Bangladesh chỉ bỏ ra 5,85 triệu USD là có thể mua được 1 máy bay J-7, đương nhiên là sau khi đã tính chiết khấu.

Điều này rẻ hơn 1-2 lần so với máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực điển hình của phương Tây, rẻ hơn nhiều máy bay tiêm kích hiện đại của phương Tây hoặc Nga.

Việc sản xuất dòng máy bay tiêm kích MiG-21 (được thường xuyên bổ sung công nghệ mới) đã có lịch sử hơn 50 năm, nó chắc chắn cũng là thành tích huy hoàng của công nghiệp hàng không Liên Xô.

Do loại máy bay này vẫn tiếp tục xuất khẩu, các chuyên gia Trung Quốc của cơ sở sản xuất này đang nghiên cứu chế tạo ra phiên bản kiểu mới JL-9, có thể dự đoán lịch sử của MiG-21 sẽ còn lâu nữa mới kết thúc.

Tháng 12/2011, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho rằng: Tính đến năm 2011, Không quân và lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc trang bị khoảng 900 máy bay chiến đấu dòng J-7. Các loại máy bay J-7 hiện có của Trung Quốc được cho là lần lượt trang bị cho 23 trung đoàn hàng không và 7 trung tâm huấn luyện của nước này. Trong đó, lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc trang bị 263 máy bay chiến đấu J-7E, loại máy bay này đang từng bước được máy bay chiến đấu kiểu mới nhất J-10 và J-11 (sao chép Su-27) thay thế.
Tháng 12/2011, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho rằng: Tính đến năm 2011, Không quân và lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc trang bị khoảng 900 máy bay chiến đấu dòng J-7. Các loại máy bay J-7 hiện có của Trung Quốc được cho là lần lượt trang bị cho 23 trung đoàn hàng không và 7 trung tâm huấn luyện của nước này. Trong đó, lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc trang bị 263 máy bay chiến đấu J-7E, loại máy bay này đang từng bước được máy bay chiến đấu kiểu mới nhất J-10 và J-11 (sao chép Su-27) thay thế.
Phiên bản tiên tiến nhất của máy bay chiến đấu dòng J-7 của Trung Quốc là J-7G. J-7G được sản xuất trong thời gian từ năm 2004-2009. Trung Quốc hiện là nước trang bị lớn nhất máy bay chiến đấu dòng J-7. Trong 60 năm qua, Trung Quốc và Liên Xô cũ đã sản xuất hơn 10.000 máy bay chiến đấu dòng MiG-21 và J-7.
Phiên bản tiên tiến nhất của máy bay chiến đấu dòng J-7 của Trung Quốc là J-7G. J-7G được sản xuất trong thời gian từ năm 2004-2009. Trung Quốc hiện là nước trang bị lớn nhất máy bay chiến đấu dòng J-7. Trong 60 năm qua, Trung Quốc và Liên Xô cũ đã sản xuất hơn 10.000 máy bay chiến đấu dòng MiG-21 và J-7.
Trong 4 năm qua (tính đến năm 2011), Trung Quốc đã nâng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba được trang bị lên 1.200 chiếc, gồm các loại máy bay chiến đấu là: J-10, J-11 (sao chép Su-27SK), Su-27, Su-30 và J-8F. Số lượng J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô) và J-7 tiếp tục giảm xuống, 4 năm trước, số lượng 2 loại máy bay chiến đấu này gần 2.000 chiếc.
Trong 4 năm qua (tính đến năm 2011), Trung Quốc đã nâng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba được trang bị lên 1.200 chiếc, gồm các loại máy bay chiến đấu là: J-10, J-11 (sao chép Su-27SK), Su-27, Su-30 và J-8F. Số lượng J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô) và J-7 tiếp tục giảm xuống, 4 năm trước, số lượng 2 loại máy bay chiến đấu này gần 2.000 chiếc.
Máy bay chiến đấu J-7M của Không quân Myanmar
Máy bay chiến đấu J-7M của Không quân Myanmar
Máy bay chiến đấu J-7PG của Không quân Pakistan
Máy bay chiến đấu J-7PG của Không quân Pakistan
Máy bay chiến đấu J-7BS một chỗ ngồi của Không quân Sri Lanka
Máy bay chiến đấu J-7BS một chỗ ngồi của Không quân Sri Lanka
Phi đội biểu diễn 81 của Không quân Trung Quốc trang bị máy bay J-7G
Phi đội biểu diễn 81 của Không quân Trung Quốc trang bị máy bay J-7G
Trung Quốc tiếp tục tìm cách xuất khẩu máy bay chiến đấu J-7
Trung Quốc tiếp tục tìm cách xuất khẩu máy bay chiến đấu J-7
Máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Trung Quốc trang bị tên lửa PL-5C
Máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Trung Quốc trang bị tên lửa PL-5C
Máy bay J-7 Zimbabwe, mua của Trung Quốc
Máy bay J-7 Zimbabwe, mua của Trung Quốc
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình