Trung Quốc hung hăng khiến các nước CA-TBD bắt đầu "chiêu binh mãi mã"

28/07/2013 07:41
Việt Dũng
(GDVN) - Mặc dù Mỹ đang triển khai nhiều vũ khí trang bị mới ở khu vực, nhưng các đồng minh và đối tác của Mỹ vẫn chưa yên tâm khi đối với với "TQ trỗi dậy".
Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới F-22 của Quân đội Mỹ tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản
Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới F-22 của Quân đội Mỹ tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản

Ngày 22 tháng 7, tờ "Aviation Week" Mỹ có bài viết cho rằng, cùng với việc Mỹ tiếp tục tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực này bắt tay vào "chiêu binh mãi mã" tăng mạnh đầu tư quân sự, đặc biệt là trên phương diện mua sắm và nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị.

Theo bài báo, sau khi phân tích số liệu do Công ty tư vấn chiến lược Avascent cung cấp, phát hiện thấy, chi tiêu trong các chương trình quân sự giai đoạn 2013-2018 của các nước và khu vực như Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan sẽ đạt 1.400 tỷ USD, dự kiến tăng gần 55% so với 919,5 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2012.

Có nhà phân tích cho rằng, trong giai đoạn 2013-2018, các nước châu Á sẽ tập trung nguồn lực vào xây dựng Hải quân và trang bị trên biển khác, có kế hoạch mua sắm 263 tàu chiến mặt nước, 31 tàu ngầm, 18 máy bay cánh xoay (chủ yếu là máy bay trực thăng MH-60 Sea Hawk của Công ty máy bay Sikorsky), 13 máy bay cánh cố định và 5 "hệ thống không người lái trên biển".

Bài viết chỉ ra, đối với hành động "ném tiền" của các nước nêu trên, William Choong, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm châu Á, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Singapore cho rằng, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này đã tạo ra một bầu không khí an ninh “hư ảo”, đặc biệt là khi có thể khuyến khích các nước tương đối nhỏ “đối đầu” với Trung Quốc trong rất nhiều điểm nóng.

Máy bay trực thăng đa năng MH-60R của Hải quân Mỹ phóng tên lửa không đối đất
Máy bay trực thăng đa năng MH-60R của Hải quân Mỹ phóng tên lửa không đối đất

Nhưng ông đồng thời chỉ ra, mặt tích cực là Mỹ đã đưa ra các cam kết và lời hứa được các nước châu Á-Thái Bình Dương nhất là các nước nhỏ Đông Nam Á trông đợi. Đặc biệt, khi nhìn thấy Mỹ dành nhiều nguồn lực cho vấn đề Iraq và Afghanistan, những nước này luôn mong muốn được Mỹ có sự hỗ trợ tương tự.

Song, ông chỉ ra, ảnh hưởng tiêu cực của nó là, những nước này cho rằng, các hành động của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ là một số động tác nhỏ, hoàn toàn không phát huy được vai trò chủ đạo cần thiết.

Đối với vấn đề này, Mỹ lại không đồng ý. Bộ trưởng tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert cho biết, mặc dù Hải quân Mỹ chỉ điều thêm 10 tàu chiến tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng trong đó không thiếu vũ khí trang bị tiên tiến, như máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon.

Greenert cho biết thêm, Hải quân Mỹ sẽ còn triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến như F/A-18 Super Hornet, F-35 tiên tiến cùng với những vũ khí trang bị khác tiên tiến nhất như ngư lôi, tên lửa ở khu vực này.

Nhưng, những điều này vẫn không thể ngăn cản các đồng minh và đối tác trên của Mỹ tăng chi tiêu quân sự. Nhìn và tỷ lệ chi tiêu, lĩnh vực đầu tư lớn nhất trong 5 năm tới mà hiện nay đã biết chính là nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị, mức tăng dự kiến sẽ đạt 66%, từ 36,9 tỷ USD giai đoạn 2008-2012 tăng lên gần 61,4 tỷ USD giai đoạn 2013-2018.

Đồng thời, những đồng minh và đối tác này của Mỹ còn muốn đầu tư khoản tiền lớn cho duy trì và sử dụng các trang bị và chương trình hiện có, đầu tư cùng kỳ sẽ từ 294 tỷ USD tăng lên 451,3 tỷ USD, mức tăng sẽ gần 53%.

Máy bay chiến đấu Su-30MKM của Không quân Malaysia, mua của Nga
Máy bay chiến đấu Su-30MKM của Không quân Malaysia, mua của Nga
Máy bay do thám không người lái Wulung do Indonesia tự nghiên cứu chế tạo
Máy bay do thám không người lái Wulung do Indonesia tự nghiên cứu chế tạo
Hàn Quốc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Hàn Quốc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân Arihant
Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân Arihant

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Việt Dũng