Trung Quốc không muốn liên quan tới tranh chấp lãnh hải giữa Nga-Nhật

06/07/2011 07:10
(GDVN) - Ông Liu cũng tuyên bố rằng Trung Quốc không muốn can thiệp vào giữa Tokyo và Moscow trong vấn đề có liên quan tới quần đảo Kuril.

(GDVN) - Sáu công nhân người Trung Quốc đã đến nhà chủ trang trại người Nga tại Kunashir (một trong những hòn đảo thuộc quần đảo người Nga gọi là quần đảo Kuril và Nhật Bản gọi là các vùng lãnh thổ phía Bắc) hôm Chủ Nhật vừa qua. Các công nhân Trung Quốc này đều có thị thực được phép làm việc tại Nga và tại Kunashir - chủ trang trại người Nga cho biết.

Lo ngại việc thuê lao động người Trung Quốc tới quần đảo cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền có thể làm mối quan hệ giữa Nga-Nhật-Trung Quốc trở nên phức tạp khi mà bản thân Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang cùng tuyên bố chủ quyền tại một số đảo trên biển Hoa Đông, một học giả  Trung Quốc đã vội lên tiếng trấn an dư luận.

alt
 

Liu Junhong, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản và Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc nói với tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) rằng, Nhật Bản không có quyền can thiệp vào vấn đề này và nên xem xét việc thuê lao động Trung Quốc tới quần đảo tranh chấp làm việc là mối quan hệ cá nhân.

Ông Liu cũng  tuyên bố rằng Trung Quốc không muốn can thiệp vào giữa Tokyo và Moscow trong vấn đề có liên quan tới quần đảo Nga gọi Kuril, còn Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc.

Trong khi đó, Phó Thống đốc Sakhalin, Konstantin Stroganov, người đứng đầu một phái đoàn chính phủ và các nhà đầu tư của Nga, tham dự diễn đàn đầu tư hồi tháng Ba vừa qua đã lên tiếng đôn đốc các công ty Trung Quốc đầu tư vào vùng lãnh thổ phía Đông của Nga, nhưng Tokyo đã không đưa ra bất kỳ phản ứng chính thức nào về sự kiện này.

Nga cũng đã kêu gọi Nhật Bản cùng khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên gần quần đảo Kuril. Một quan chức cấp cao thuộc Kremlin, Sergei Naryshkin, hôm 4/7 đã gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan để thảo luận về một hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản.

Hãng tin Itar-Tass dẫn lời ông Naryshkin trong cuộc họp báo tối 57 tại Tokyo,cho biết: Phía Nhật Bản đồng thuận với đề xuất rằng các cuộc đối thoại phải được duy trì trong một bầu không khí hòa bình, mà không đặt ra điều kiện sơ bộ.

{iarelatednews articleid='6568,6538,6483,6456,6380,6367,6348,6239,6197,6164,6151,6100,5951,5937,5906,5875,5862,5788'}

Nguyễn Hường
(Theo Thời báo Hoàn cầu)