Trung Quốc nhái tên lửa PK Tor tính năng lạc hậu hơn mấy lần Nga

05/09/2013 09:18
Việt Dũng
(GDVN) - Mặc dù Trung Quốc quyết sao chép, chứ không mua giấy phép sản xuất tên lửa Tor Nga, nhưng những gì họ phải bỏ ra là khá xa xỉ.
Tổ hợp tên lửa kiểu mới Tor-M2 Nga
Tổ hợp tên lửa kiểu mới Tor-M2 Nga

Trang mạng "Tiếng nói nước Nga" đưa tin, tại Triển hàng không vũ trụ quốc tế Moscow 2013 đã trưng bày tổ hợp tên lửa bắn cao kiểu mới Tor-M2. Hơn nữa, nhà sản xuất - Công ty cổ phần "vũ khí tên lửa chiến thuật" cũng đã công bố các chỉ tiêu kỹ thuật của loại tên lửa này.

Từ các tài liệu này có thể thấy, Tor-M2 là phiên bản nâng cấp của Tor-M1 cung cấp cho Trung Quốc trước đó và từng được Nga sử dụng. Chuyên gia Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga cho rằng, loại tên lửa này cũng sẽ gây quan tâm cho Trung Quốc.

Theo bài báo, loại tên lửa mới này có tốc độ bắn gần 1.000 m/giây, cự ly bắn 12-16 km, đồng thời có thể bắn trúng các mục tiêu có độ cao 6-10 km. Tổ hợp tên lửa Tor-M2/MU đã bắt đầu trang bị cho Quân đội Nga vào năm 2012. Nó vừa có thể sử dụng như một loạt tên lửa mới, vừa có thể nâng cấp Tor kiểu cũ.

Hơn nữa, loại tên lửa này có hệ thống kiểm soát hỏa pháo hoàn thiện hơn, có thể đồng thời bám theo 48 mục tiêu và có thể bắn trúng 4 trong số đó.

Trong thời gian từ năm 1996-1999, Trung Quốc đã mua 35 quả tên lửa Tor-M1, đồng thời nhanh chóng bắt đầu tiến hành sao chép nó. Mặc dù công tác nghiên cứu chế tạo đối với hệ thống này sớm đã được biết đến, nhưng chỉ đến năm 2011-2012 mới bắt đầu trang bị lượng lớn cho quân đội.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E Nga
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E Nga

Trên thực tế, thời gian công nghiệp Trung Quốc tiến hành sao chép hệ thống tên lửa hoàn toàn không phải kiểu mới này của Nga hầu như tương đồng với thời gian Nga tạo ra phiên bản nâng cấp.

Tuy các phương tiện truyền thông Trung Quốc từng cho rằng, hệ thống tên lửa HQ-17 là phiên bản nâng cấp cảu Tor-M1, nhưng mức độ nâng cấp này rất khó nói là mang tính thực chất.  Có lẽ, nhìn vào hiệu quả chiến đấu, hệ thống của Trung Quốc lạc hậu vài lần so với tên lửa kiểu mới của Nga.

Hơn nữa, Trung Quốc từ chối mua giấy phép sản xuất có thể chứng minh lượng tiền tiết kiệm được cũng gây nghi ngờ. Rốt cuộc, nhiều năm lao động vất vả của các kỹ sư và công nhân cùng các chi phí của Trung Quốc cũng tương đối xa xỉ.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 do Nga chế tạo, đã xuất khẩu cho nhiều nước, Trung Quốc cũng nhập một lượng nhỏ vào thập niên 1990
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 do Nga chế tạo, đã xuất khẩu cho nhiều nước, Trung Quốc cũng nhập một lượng nhỏ vào thập niên 1990
Việt Dũng