Trung Quốc nhập khẩu vũ khí chỉ đứng sau Ấn Độ từ năm 2008-2012

20/03/2013 07:58
Việt Dũng
(GDVN) - "Lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vượt Anh, chủ yếu là do Pakistan mua sắm vũ khí quy mô lớn".
Báo Nga: Trung Quốc sẽ nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Báo Nga: Trung Quốc sẽ nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Tờ “China News” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố báo cáo “Xu thế chuyển nhượng vũ khí quốc tế năm 2012”. Báo cáo cho biết, từ năm 2008-2012, Top 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới lần lượt là Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Trung Quốc. Trung Quốc thay thế Anh, gia nhập vào Top 5.

Đây là lần đầu tiên một nước không phải Âu, Mỹ bước vào hàng ngũ này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay. Đồng thời, Top 5 nước nhập khẩu vũ khí từ năm 2008-2012 lần lượt là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore.

Tài liệu phản ánh tình hình của SIPRI cho biết, từ năm 2003-2007 đến 2008-2012, lượng xuất khẩu vũ khí thông thường quan trọng của Trung Quốc đã tăng 162%, chiếm 2-5% tăng trưởng kim ngạch tổng lượng xuất khẩu vũ khí thế giới.

Trong thời gian từ năm 2008-2012, châu Á và châu Đại Dương là những nơi nhập khẩu chính vũ khí của Trung Quốc, chiếm 74% tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, châu Phi chiếm 13%.

Báo cáo này còn cho biết, lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vượt Anh, chủ yếu là do Pakistan mua sắm vũ khí quy mô lớn. Giám đốc điều hành SIPRI cho biết, gần đây, Trung Quốc ký được rất nhiều đơn đặt hàng với ngày càng nhiều quốc gia nhập khẩu vũ khí, đã xác lập vị thế xuất khẩu vũ khí cho họ.

Trung Quốc xuất khẩu tàu hộ vệ F-22P cho Pakistan.
Trung Quốc xuất khẩu tàu hộ vệ F-22P cho Pakistan.

Pakistan chiếm 55% lượng nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc, hơn nữa nhìn vào đơn đặt hàng máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tàu hộ vệ có kim ngạch khổng lồ hiện nay và dự định, trong vài năm tới, Pakistan vẫn là nước mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc.

Báo cáo cho biết, trong số vũ khí được Trung Quốc xuất khẩu năm 2012 có rất nhiều trang bị mới do Trung Quốc tự sản xuất, cho thấy Trung Quốc ngày càng giảm phụ thuộc vào bên ngoài về vũ khí, nhưng trong trang bị vẫn có rất nhiều bộ phận phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Do tàu ngầm là một trang bị phong tỏa khu vực trên biển có hiệu quả, vì vậy các nước Đông Nam Á ngày càng tích cực mua sắm tàu ngầm.

Năm 2012, Singapore tiếp nhận tàu ngầm lớp Gotland thứ hai của Thụy Điển, Ấn Độ đặt mua 3 tàu ngầm Type 209 công nghệ Đức, do Hàn Quốc sản xuất. Việt Nam cũng ký với Nga hơn đồng 6 tàu ngầm Type 636.

Singapore và Malaysia đã xác nhận sẽ mua nhiều tàu ngầm hơn, Thái Lan và Philippines đã xác nhận họ có kế hoạch tàu ngầm.

Tàu ngầm lớp Gotland của Hải quân Singapore, mua của Thụy Điển
Tàu ngầm lớp Gotland của Hải quân Singapore, mua của Thụy Điển

Việt Dũng