Trung Quốc sẽ bị cô lập nếu ứng xử tệ với các nước láng giềng

21/10/2012 08:59
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc tỏ ra đầy tham vọng khi khăng khăng đòi hỏi chủ quyền trên nhiều vùng biển ở Đông Á, họ sẽ bị khu vực cô lập nếu tiếp tục ứng xử sai…
Trung Quốc vừa khoe khoang chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh
Trung Quốc vừa khoe khoang chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh

Trang mạng nhà nước tạp chí “New Statesman” Anh vừa có bài viết cho rằng, gần đây, tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã thể hiện rõ mạnh bạo, bất chấp của Trung Quốc.

Đầu tháng 9, sau khi Chính phủ Nhật Bản định mua quyền sở hữu đảo Senkaku từ tay thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc đã làm dấy lên một làn sóng biểu tình chống Nhật Bản và chống hàng hóa của Nhật Bản với quy mô lớn.

Đối với hành động mua đảo của Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ, điều 6 tàu hộ vệ và nhiều tàu hải giám hộ tống cho gần 1.000 tàu cá đến vùng biển đảo Senkaku.

Nhưng, đây hoàn toàn không phải là một sự kiện độc lập, từ lâu, trong chiến lược khu vực của Bắc Kinh, đều tồn tại rõ ràng chủ nghĩa khu vực này. Trong tranh chấp biển Đông với các nước khác, Trung Quốc tỏ ra có thái độ đặc biệt cứng rắn.

Từ đầu thế kỷ mới trở lại đây, Trung Quốc kiên trì tuyên bố (bất hợp pháp) có chủ quyền đối với 2 vùng biển tranh chấp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam). Trong vấn đề này, Trung Quốc cùng các nước Đông Nam Á khác (có tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực tranh chấp này) đã có vô số lần rơi vào cục diện bế tắc về ngoại giao.

Đối đầu Trung-Nhật xung quanh nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông tiếp tục leo thang
Đối đầu Trung-Nhật xung quanh nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông tiếp tục leo thang

Thực tế này cộng với chương trình hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một số người cho rằng, đây là một điềm báo: Trung Quốc đang sáng tạo ra chủ nghĩa Monroe của họ. Còn một số người cho rằng, đây chỉ là một mặt của việc Trung Quốc phản ứng lại chính sách ngăn chặn của Mỹ, đặc biệt là khi thúc đẩy thực hiện chuyển “trọng điểm” chiến lược ngoại giao và quân sự tới Đông Á.

Số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, một cơ quan nghiên cứu độc lập, cho biết, chi tiêu quân sự hàng năm của Trung Quốc từ 30 triệu USD năm 2000 tăng lên 120 triệu USD năm 2010, tăng 400%.

Điều làm cho Nhật Bản cùng 7 quốc gia và khu vực có liên quan đến tranh chấp biển Đông (Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Brunei) cảm thấy lo ngại là, đa số chi tiêu quân sự của Trung Quốc là dùng để mua vũ khí hải quân.

Vào tháng trước, Trung Quốc đã phô diễn tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh, ngoài ra có nguồn tin cho rằng Trung Quốc còn đang chế tạo 5 tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc cũng đã gia tăng đầu tư cho tàu ngầm, trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2012, tốc độ biên chế tàu ngầm lên tới 260%, đồng thời Hải quân Trung Quốc còn chuyển hóa các tàu chiến cũ thành một hạm đội mạnh gồm tàu hộ vệ, tàu khu trục và tàu đổ bộ hiện đại.

Những nỗ lực hiện đại hóa hải quân quy mô lớn này đã cung cấp cho Trung Quốc “phần cứng quân sự” hỗ trợ cho các yêu cầu chủ quyền của họ và phô diễn sức mạnh quân sự ở biển Hoa Đông và biển Đông. Điều quan trọng hơn là, khả năng “chống can dự/ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc, nói một cách bình thường, chính là nhằm tiêu diệt vũ khí của tàu chiến đối phương, điều này đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sở hữu những vũ khí chính xác như tên lửa đạn đạo chống hạm, loại tên lửa có thể tiêu diệt tàu sân bay Mỹ, cộng với đầu tư quy mô lớn cho máy bay tấn công trên biển (được cất cánh từ đất liền), giúp Trung Quốc đang xây dựng hải quân của họ thành một lực lượng vũ trang có thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ khi tranh chấp lãnh thổ trở nên quyết liệt, điều này rất đáng để Mỹ quan tâm.

Rất nhiều học giả cảnh báo rằng, Trung Quốc muốn biến vùng biển duyên hải thành một ngoại lệ - ở đó, Trung Quốc có thể tự do, tùy tiện thực hiện tham vọng của bản thân họ, thậm chí ngay cả Mỹ, một cường quốc mạnh nhất thế giới, cũng không có quyền kiểm soát.

Việc xây dựng hải quân toàn diện này đã gây ra sự chú ý rất lớn của dư luận, nhưng thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trong đòi hỏi chủ quyền các vùng biển tranh chấp càng gây hoang mang cho các nước khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ Chính trị Trung Quốc đều kiên trì tuyên bố có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những vùng biển này. Xét thấy, những tuyên bố này gắn liền với sự nổi lên của làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cho nên bất cứ việc làm từ bỏ chủ quyền nào đều sẽ gây ra hậu quả mang tính thảm họa.

Các tranh chấp có liên quan cũng bao hàm trong đó lý do về mặt kinh tế: dầu mỏ. Theo dự đoán của các nhà phân tích Trung Quốc, vùng biển xung quanh đảo Senkaku có thể chứa tới 160 tỷ thùng dầu mỏ, biển Đông chứa 213 tỷ thùng dầu mỏ - trữ lượng này đã vượt trữ lượng 265 tỷ thùng đầu của Saudi Arabia.

Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ cứng rắn trên biển Đông, biển Hoa Đông để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ mang tính bất hợp pháp của họ, dựa trên thực lực quân sự liên tục được tăng cường. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các loại tàu đổ bộ, tàu khu trục/hộ vệ tác chiến duyên hải, tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo, cải tạo tàu chiến thành tàu công vụ, thường xuyên để cho truyền thông, chuyên gia, học giả đe dọa các nước láng giềng... Tất cả những hành động đó được coi là "răn đe vũ lực", đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế.
Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ cứng rắn trên biển Đông, biển Hoa Đông để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ mang tính bất hợp pháp của họ, dựa trên thực lực quân sự liên tục được tăng cường. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các loại tàu đổ bộ, tàu khu trục/hộ vệ tác chiến duyên hải, tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo, cải tạo tàu chiến thành tàu công vụ, thường xuyên để cho truyền thông, chuyên gia, học giả đe dọa các nước láng giềng... Tất cả những hành động đó được coi là "răn đe vũ lực", đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế.

Cùng với việc gần đây Trung Quốc trở thành nước chuyên nhập khẩu dầu mỏ, sức hấp dẫn của sản phẩm dầu mỏ đối với Trung Quốc chắc chắn lớn hơn. Tranh chấp nguồn dầu mỏ phong phú là cốt lõi của những cuộc tranh chấp lãnh thổ này, thúc đẩy Trung Quốc gây ra nhiều cuộc đối đầu trên biển với nước khác trong những năm qua, tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku chỉ là ví dụ điển hình mới nhất trong số những cuộc đối đầu liên tục trước đây.

Đầu năm 2012, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Hải giám Trung Quốc từng giằng co ở bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Tháng 6, Trung Quốc mời các công ty dầu khí nước ngoài tham gia tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hơn nữa, lập trường của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò/đường 9 đoạn” đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á. Trên thực tế, mỗi một nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền, để đáp trả việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, đều đã đưa ra kế hoạch hiện đại hóa của nước họ. Theo tờ “The Economist”, đến năm 2016, chi tiêu quốc phòng tổng thể của các nước ASEAN sẽ từ 24 tỷ USD năm 2011 lên 40 tỷ USD.

Những dự đoán về ngày tận thế có liên quan đến cuộc đối đầu cuối cùng của hai nước Trung Quốc và Mỹ ở Thái Bình Dương là hoàn toàn sai lầm. Nhưng, Trung Quốc đã phát triển được khả năng duyên hải cần thiết để Bắc Kinh dần dần theo đuổi tham vọng của họ.

Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu hải giám đầu tiên trong kế hoạch chế tạo 36 chiếc thời gian tới. Trong hình là tàu Hải giám-8002 dài 79,9m, rộng 10,6m, lượng giãn nước theo thiết kế là 1.337 tấn, mang theo 43 thuyền viên, có khả năng chạy liên tục 5.000 hải lý.
Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu hải giám đầu tiên trong kế hoạch chế tạo 36 chiếc thời gian tới. Trong hình là tàu Hải giám-8002 dài 79,9m, rộng 10,6m, lượng giãn nước theo thiết kế là 1.337 tấn, mang theo 43 thuyền viên, có khả năng chạy liên tục 5.000 hải lý.

Mặc dù cuộc đối đầu trên biển hiện nay chỉ giới hạn ở tàu bán quân sự và tàu cá, nhưng chi tiêu dành cho hải quân của Trung Quốc không ngừng tăng lên, cộng với thái độ bất chấp trong đòi hỏi chủ quyền của họ, chắc chắn phủ lên một tầng “mây đen” cho các nước láng giềng duyên hải của họ.

Tình hình này, cộng với chiến lược “quay trở lại” Đông Á của Mỹ, có thể rất nhanh sẽ làm cho Bắc Kinh cảm nhận được cảm giác cô lập khu vực. Nếu Bắc Kinh phản ứng không chính đáng, chắc chắn sẽ làm cho sự ổn định của Đông Á bị phá vỡ, đồng thời đặt an ninh toàn cầu vào “mây mù”.

Không chỉ có vậy, Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập nếu ứng xử tệ với các nước láng giềng

Đông Bình