Tướng TQ ngạo mạn: 1/3 binh lực TQ có thể đánh bại Nhật Bản

23/09/2014 05:53
Việt Dũng
(GDVN) - Tướng Bành Quang Khiêm ngạo mạn tuyên bố như vậy khi kỷ niệm sự kiện Trung Quốc thua Nhật Bản vào năm 1894.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Bành Quang Khiêm
Chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Bành Quang Khiêm

Tờ "Hoàn Cầu" dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 20 tháng 9 đưa tin, tướng Trung Quốc cho rằng, một nửa hoặc 1/3 Quân đội Trung Quốc đã có thể đánh bại Nhật Bản.

Tờ "Rossiyskaya Gazeta" đã viết như vậy. Đây là tuyên bố của thiếu tướng Bành Quang Khiêm (Trung Quốc) trong diễn đàn kỷ niệm 120 năm chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật.

Theo tuyên truyền ác ý của Bành Quang Khiêm, Nhật Bản tiếp tục bước lên con đường "chủ nghĩa quân phiệt", hoàn toàn phủ nhận "lịch sử xâm lược" của mình và khôi phục ý thức hệ "chủ nghĩa quân phiệt". Nhật Bản đã xóa bỏ rất nhiều hạn chế trong Hiến pháp, có quyền xuất khẩu vũ khí cho nước ngoài và thực hiện tự vệ tập thể.

Bành Quang Khiêm còn "nhắc nhở", người Nhật Bản giỏi về tập kích bất ngờ, phát động chiến tranh, muốn giành được thắng lợi nhanh chóng. Sự phục hưng của "chủ nghĩa quân phiệt" Nhật Bản là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Trung Quốc đang đối mặt với mối đe dọa thực tế này, buộc phải đưa ra phản ứng trong tương lai gần. Đối với Trung Quốc, nếu nói Mỹ là mối đe dọa tiềm tàng tương lai, thì Nhật Bản lại là thách thức hiện thực không thể coi nhẹ.

Binh sĩ Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Binh sĩ Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Bành Quang Khiêm cho rằng, nếu chiến tranh Trung-Nhật không thể tránh khỏi thì Trung Quốc có đủ sức mạnh tiến hành đáp trả sự khiêu khích vũ trang của Nhật Bản, đồng thời cho người Nhật Bản nhận lấy những bài học - tờ "Rossiyskaya Gazeta" dẫn lời ông ta viết.

Trung Quốc và Nhật Bản sẽ khai chiến vào năm 2020. Mạng tin tức "Tân Hải-24" đã viết như vậy khi tiến hành tổng kết đối với kết quả khảo sát xã hội thường niên.

Được biết, chuyên gia hai nước Trung-Nhật đã tiến hành khảo sát trong tháng 7 - 8 năm 2014. Ở Trung Quốc, có hơn 1.500 người dân đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Thẩm Dương và Tây An, hơn 200 chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế và hơn 800 giáo viên và học sinh của 5 trường đại học được hỏi.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng có hơn 600 phần tử trí thức có quan hệ chặt chẽ với quan hệ Trung-Nhật đã tham gia hai nước lần này.

Những người được khảo sát cho rằng, giữa chính phủ hai nước thiếu lòng tin chính trị, tranh chấp tài nguyên biển - một vấn đề chủ yếu - đều có thể gây ra chiến tranh.

Trung Quốc ra sức phát triển vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội để hậu thuẫn cho mưu đồ ăn cướp biển đảo của nước khác, chẳng hạn yêu sách "đường lưỡi bò" muốn biển Biển Đông thành ao nhà (ảnh tư liệu).
Trung Quốc ra sức phát triển vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội để hậu thuẫn cho mưu đồ ăn cướp biển đảo của nước khác, chẳng hạn yêu sách "đường lưỡi bò" muốn biển Biển Đông thành ao nhà (ảnh tư liệu).

Điều đáng vui mừng là, so với kết quả điều tra năm trước, số người trong nội bộ hai nước cho rằng chiến tranh là biện pháp chủ yếu giải quyết xung đột đã giảm đi. Trong số những người được khảo sát ở Trung Quốc, số người tin rằng chiến tranh không thể tránh khỏi cao hơn 50%, còn ở Nhật Bản chỉ khoảng 30%.

Bất kể thế nào, mọi người còn hy vọng, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không sử dụng vũ khí để giải quyết vấn đề - mạng tin tức “Tân Hải-24” viết một cách an ủi như vậy.

Việt Dũng