Tướng Trung Quốc lo sợ Mỹ-Nhật tăng cường nhất thể hóa quân sự

21/10/2013 07:48
Đông Bình
(GDVN) - Nhật-Mỹ tăng cường đồng minh quân sự, đẩy mạnh thực hiện tái cân bằng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, thực sự gây lo ngại cho Trung Quốc.
Tàu sân bay Hải quân Mỹ là khách thường xuyên của cảng biển Nhật Bản.
Tàu sân bay Hải quân Mỹ là khách thường xuyên của cảng biển Nhật Bản.

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 15 tháng 10 đăng bài viết tuyên truyền nhan đề "Thiếu tướng: Nhất thể hóa quân sự Nhật-Mỹ đe dọa châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cần tập trung cảnh giác". Bài viết đã dẫn phân tích, bình luận của Thiếu tướng "học giả diều hâu" La Viện. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Theo La Viện, Nhật Bản và Mỹ càng đi càng xa trên con đường nhất thể hóa (liên kết, hợp nhất) về quân sự, đã tạo ra rất nhiều nhân tố "tiêu cực, không xác định" cho hòa bình và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, La Viện nhấn mạnh, "cần phải cảnh giác, đề phòng với động thái trên của Nhật-Mỹ".

Về việc Nhật Bản sẽ hoàn thành sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác an ninh-quốc phòng Nhật-Mỹ" vào năm 2014, các tác động của nó đối với đồng minh quân sự Nhật-Mỹ và hoạt động quân sự của họ cũng như ảnh hưởng đối với các nước xung quanh, trong đó có Trung Quốc, La Viện cho rằng, "Nguyên tắc hợp tác an ninh-quốc phòng Nhật-Mỹ" có 2 bản, một là bản năm 1978, có thể gọi là "nguyên bản", hai là bản năm 1998, được gọi là "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng bản mới".

Mỹ-Nhật tăng cường đồng minh quân sự
Mỹ-Nhật tăng cường đồng minh quân sự

La Viện cho rằng, "Nguyên tắc hợp tác an ninh-quốc phòng Nhật-Mỹ" nguyên bản hoàn toàn là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, có 3 nội dung chủ yếu: Một là, để ngăn chặn xâm lược vũ trang đối với Nhật Bản, hai bên cần xây dựng trạng thái hợp tác phòng vệ hiệu quả. Một mặt, cho phép Nhật Bản duy trì lực lượng phòng vệ thích đáng, đồng thời cung cấp bảo đảm cho quân Mỹ sử dụng ổn định và hiệu quả các căn cứ quân sự của Nhật Bản; mặt khác, khi Nhật Bản bị tấn công vũ lực, những cuộc xâm lược quy mô nhỏ do Nhật Bản độc lập đối phó, nếu có khó khăn, sẽ do Nhật-Mỹ cùng chiến đấu.

Hai là phân công tác chiến giữa hai bên, Nhật Bản phụ trách tác chiến phòng thủ lãnh thổ và vùng biển, vùng trời xung quanh của họ, Mỹ phụ trách tác chiến công sự và tác chiến chi viện cho Nhật Bản. Ba là khi khu vực Viễn Đông xảy ra tình thế đe dọa an ninh của Nhật Bản, Nhật-Mỹ phải tiến hành hợp tác chặt chẽ, tiến hành tham vấn bất cứ lúc nào theo sự thay đổi của tình hình.

Nhìn vào 3 nội dung trên, nội dung thứ nhất và nội dung thứ hai chủ yếu liên quan đến vấn đề hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, vì vậy, vào năm 1984, hai bên đã xây dựng kế hoạch tác chiến chung, theo đó, vấn đề bảo đảm an ninh của Nhật Bản đã mang màu sắc đồng minh quân sự rõ rệt, đồng thời đã đẩy nhanh các bước Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự. Vì vậy, La Viện cho rằng, "Nguyên tắc hợp tác an ninh Nhật-Mỹ" nguyên bản là "sản phẩm của Chiến tranh Lạnh".

Đầu tháng 10 năm 2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đến Nhật Bản tham dự Hội nghị 2+2 với Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Nhật.
Đầu tháng 10 năm 2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đến Nhật Bản tham dự Hội nghị 2+2 với Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Nhật.

Căn cứ pháp lý để Nhật-Mỹ can thiệp vũ trang eo biển Đài Loan

"Nguyên tắc hợp tác an ninh-quốc phòng Nhật-Mỹ" bản thứ hai được xây dựng vào năm 1998, bối cảnh lớn của nó là vào năm 1996 đã xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, trong khi đó, trong Nguyên tắc an ninh nguyên bản, việc xác định tình thế ở khu vực xung quanh tương đối mơ hồ, vì vậy, trong bản thứ hai, đã tiến hành quy định rõ ràng đối với vấn đề này.

Tháng 4 năm 1998, nội các Nhật Bản đã đệ trình 3 bộ luật với Quốc hội: "Dự thảo Luật bảo đảm an ninh tình thế xung quanh", "Luật sửa đổi Hiệp định lao động và cung cấp hàng hóa giữa Nhật-Mỹ". Trong đó, điều đáng chú ý nhất là, Nhật Bản coi Đài Loan là "tình thế xung quanh", đã tạo ra căn cứ pháp lý cho việc Nhật-Mỹ can thiệp vũ trang đối với vấn đề eo biển Đài Loan nếu hòn đảo này có biến.

Tăng cường nhất thể hóa quân sự

Ngày 3 tháng 10 năm 2013, hai bên Nhật-Mỹ đã tổ chức Hội nghị Ủy ban tham vấn bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ (Hội nghị 2+2) tại Tokyo, đồng thời đã thông qua văn kiện chung, đã đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc năm 2014 phải hoàn thành sửa đổi lần thứ ba "Nguyên tắc hợp tác an ninh-quốc phòng Nhật-Mỹ" quy định phân công trách nhiệm của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ.

Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp.

Bối cảnh của sửa đổi lần này chủ yếu là ứng phó với tranh chấp đảo Senkaku, "sự bành trướng trên biển ngày càng dồn dập của Trung Quốc" và mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ CHDCND Triều Tiên. Đồng thời, một bối cảnh quan trọng khác là, Mỹ chuyển dịch trọng điểm chiến lược sang hướng Đông, tìm cách thực hiện tái cân bằng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Nội dung chính của sửa đổi bao gồm: Đến đầu năm 2014, Mỹ sẽ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở Nhật Bản và triển khai radar X-band thứ hai ở Kyoto. Vào tháng 12 năm nay (2013) Mỹ sẽ triển khai máy bay trinh sát săn ngầm P-8 ở Okinawa. Đây là lần đầu tiên quân Mỹ triển khai máy bay trinh sát săn ngầm P-8 ở căn cứ quân sự ngoài biên giới Mỹ. Mỹ sẽ còn giảm thời gian huấn luyện và triển khai máy bay vận tải đa năng Osprey ở Okinawa.

Hai bên đạt được đồng thuận về việc ứng phó với tấn công mạng, trong đó có tiến hành hội nghị cấp Bộ trưởng 2 lần trong 1 năm. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân Mỹ sẽ tăng cường hợp tác, trong đó gồm có đào tạo nhân viên và diễn tập liên hợp.

La Viện cho rằng, do đó có thể thấy, hai bên Nhật-Mỹ “càng đi càng xa” trên con đường nhất thể hóa quân sự, điều này đã tạo ra "thách thức to lớn" đối với "hòa bình và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương"!, tạo ra rất nhiều nhân tố "tiêu cực, không xác định". "Chúng ta (Trung Quốc) cần phải duy trì cảnh giác rất cao".

Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ
Máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ
Radar sóng ngắn X-band Mỹ
Radar sóng ngắn X-band Mỹ
Máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey của Mỹ, đã triển khai 24 chiếc ở Nhật Bản.
Máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey của Mỹ, đã triển khai 24 chiếc ở Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-22 của quân Mỹ tiến hành huấn luyện tại căn cứ Okinawa
Máy bay chiến đấu F-22 của quân Mỹ tiến hành huấn luyện tại căn cứ Okinawa
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Đông Bình