Vai trò của lực lượng đánh bộ Nga một khi xảy ra chiến tranh Syria?

11/09/2013 08:02
Việt Dũng
(GDVN) - Hạm đội tàu chiến Nga có thể phát huy nhiều vai trò khi chiến tranh Syria nổ ra, nhất là duy trì liên lạc, hỗ trợ tình báo, chiếm lấy cứ điểm chiến lược.
Tàu khu trục Admiral Panteleyev lớp Udaloy Nga
Tàu khu trục Admiral Panteleyev lớp Udaloy Nga

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 10 tháng 9 có bài viết cho rằng, từ khi tình hình Syria căng thẳng đến nay, Nga liên tục điều tàu chiến tới gần Syria.

Mặc dù hạm đội Địa Trung Hải trang bị cũ của Hải quân Nga rất khó đối đầu trực diện với hải quân phương Tây như Mỹ, Pháp, nhưng chúng vẫn có thể cung cấp nhiều hỗ trợ quan trọng cho Quân đội Syria khi phương Tây thực hiện chiến dịch quân sự đối với Syria.

Ngay từ ngày 1 tháng 6, Hải quân Nga đã khôi phục biên chế “hạm đội Địa Trung Hải” một cách hiếm có, tàu chỉ huy đầu tiên là tàu khu trục săn ngầm Admiral Panteleyev lớp Udaloy, tàu này được tàu chở dầu Pechenga và tàu cứu hộ Foty Krylov chi viện.

Trước ngày 7 tháng 9, một chiếc tàu khu trục lớp Udaloy khác và các tàu đổ bộ cỡ lớn gồm Alexander Shabalin, Nevelskoy và Peresvet đã đến Địa Trung Hải. Tàu khu trục Smetlivy Project 61, thậm chí tàu tuần dương Moscow của Hạm đội biển Đen Nga cũng có kế hoạch đến vùng biển tương ứng trước ngày 17 tháng 9.

Trong tương lai, hai tàu tên lửa (trong đó có tàu tên lửa Ivanovic) cũng sẽ đến; trong khi đó, tàu đổ bộ cỡ lớn Minsk của Hạm đội Baltic cũng sẽ đến tập kết. Nếu tất cả thuận lợi, đến cuối tháng 9, số lượng tàu chiến Hải quân Nga triển khai ở đông Địa Trung Hải sẽ lên tới trên 10 chiếc.

Tàu chở dầu Pechenga Hải quân Nga
Tàu chở dầu Pechenga Hải quân Nga

Về tính năng, tàu khu trục lớp Udaloy và tàu tuần dương Moscow lớp Slava là những "pháo đài trên biển" quan trọng nhất của hạm đội Địa Trung Hải Nga, chúng có hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, tình báo độc lập; trong vùng biển tương đối chật hẹp có thể bảo đảm an toàn cho biên đội và mục tiêu trên đất liền.

Hai tàu tên lửa cỡ lớn (như tàu Ivanovic) project 1234.2 có thể phát huy năng lực đột kích không tồi ở vùng biển đông Địa Trung Hải có tình hình biển tương đối tốt và rất nhiều hòn đảo.

Trong khi đó, tàu đổ bộ thuộc vị trí trung tâm của biên đội trở thành căn cứ trên biển di động, các loại vật tư tiếp tế, bộ binh đột kích trên bờ và linh kiện, phụ tùng vũ khí đều do nó vận chuyển, duy trì liên lạc giữa tàu chiến Nga với cảng Tartus của Syria.

Nếu chỉ nói về tính năng của tàu chiến, hạm đội Địa Trung Hải của Nga đương nhiên không phải là đối thủ của Hải quân Mỹ với sự hỗ trợ của cụm chiến đấu tàu sân bay, nhưng rõ ràng Mỹ cũng không có nhiều khả năng lắm tùy tiện khai chiến với Hải quân Nga.

Với tiền đề đặc biệt này, quy mô tàu chiến và sự phối hợp chức năng của hạm đội Nga đủ để đảm đương sứ mệnh "mật báo" cho Quân đội Syria.

Một khi quân Mỹ tấn công quân sự, tàu chiến Hải quân Nga và trạm kỹ thuật vô tuyến điện (thực chất là trạm nghe lén) của quân Nga tại cảng Tartus, Syria sẽ có thể hình thành mạng lưới đan xen, làm giảm "mức độ tự do" hoạt động bí mật của hạm đội Mỹ.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Alexander Shabalin của Hải quân Nga
Tàu đổ bộ cỡ lớn Alexander Shabalin của Hải quân Nga

Tàu khu trục lớp Udaloy có ưu thế đặc biệt trên phương diện tìm kiếm tàu ngầm và dò tìm các mục tiêu ở tầng trời thấp.

Loại tàu khu trục cỡ lớn có nhiệm vụ chính săn ngầm và phòng không này là tàu chiến có năng lực theo dõi tàu ngầm hạt nhân của quân Mỹ dưới biển, Hải quân Nga thậm chí có thể tìm kiếm và định vị tàu ngầm hạt nhân Mỹ ở khu vực có liên quan và thông báo cho Syria.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Nga Anisimov cho biết, tuyến bờ biển Syria tương đối ngắn, trong khi đó cảng Tartus trở thành "cánh cửa" hướng ra Địa Trung Hải của nước này, vì vậy lực lượng phòng thủ bờ biển và và hạm đội cơ động mặt nước Nga lấy danh nghĩa "tự vệ" tiến hành cảnh giới đối không, vô hình trung có thể giảm bớt gánh nặng chống không kích cho Syria.

Bất kể là hệ thống trên tàu tuần dương Moscow hay tên lửa hạm đối không Stilet và radar theo dõi trên tàu khu trục lớp Udaloy, cự ly dò tìm đều xa tới vài trăm km, cho dù chúng chỉ phụ trách cung cấp cảnh báo sớm cho Syria thì cũng có thể giảm hiệu quả tổn thất cho quân Chính phủ Syria.

Trong thời gian chiến tranh Yom Kippur năm 1973, hạm đội Địa Trung Hải của Liên Xô đã sử dụng phương thức này, vừa theo dõi hành động viện trợ Israel của quân Mỹ, vừa cung cấp tin tức tình báo về máy bay chiến đấu của Israel (dùng để tấn công Syria) cho Syria, giảm mạnh tổn thất cho Quân đội Syria.

Tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn Admiral Nevelskoy của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong một cuộc diễn tập.
Tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn Admiral Nevelskoy của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong một cuộc diễn tập.

Ngoài ra, trong hạm đội Nga ở ngoài biển Syria, 2/3 tàu chiến là tàu đổ bộ xe tăng có sức chiến đấu mỏng yếu, nhiệm vụ của chúng rõ ràng không phải là chỉ giới hạn rút kiều dân.

Từ khi Syria nổ ra nội chiến năm 2011 đến nay, hoạt động xuất khẩu vũ khí cho Syria của Nga phần lớn được tàu đổ bộ hoặc tàu tiếp tế thực hiện.

Một khi tình hình Syria đến mức "vô chính phủ" do Mỹ không kích, Thủy quân lục chiến Nga có thể sử dụng tàu đổ bộ nhanh chóng đoạt bãi, chiếm lấy cứ điểm quan trọng chiến lược của Syria.

Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 3 năm 2013, Quân khu miền Nam và Hạm đội biển Đen Nga tiến hành diễn tập tác chiến đổ bộ có tính chất can thiệp cưỡng chế, khi đó Hạm đội biển Đen thành lập 2 hạm đội đổ bộ ở ven bờ Caucasus, áp dụng phương thức “giương đông kích tây” thực hiện thành công đổ bộ đoạt bãi, môi trường diễn tập rất giống với Syria hiện nay.

Ngoài ra, tàu chiến Nga được trang bị ít ỏi còn có thể phát huy tác dụng trên các phương diện như trinh sát và theo dõi tình báo. Chuyên gia phân tích quân sự của Đài tiếng nói nước Nga, Ilya Kramnik tin tưởng tàu chiến Nga cần tiến hành hoạt động trinh sát điện tử, thu thập tình báo đối với tàu chiến Mỹ ở vùng biển này, để cung cấp tin tức cho hệ thống phòng không của Syria.

Ilya Kramnik nói: “Nhiệm vụ chính của họ là tiến hành các hoạt động trinh sát đối với khu vực này. Khi quân Mỹ phóng tên lửa hành trình, có thể thông báo thông tin có liên quan cho Moscow và Damascus”.

Tàu đổ bộ Peresvet, Hải quân Nga
Tàu đổ bộ Peresvet, Hải quân Nga
Tàu săn ngầm Đô đốc Panteleyev và tàu đổ bộ Peresvet, Hải quân Nga
Tàu săn ngầm Đô đốc Panteleyev và tàu đổ bộ Peresvet, Hải quân Nga
Tàu chiến Hạm đội biển Đen Nga
Tàu chiến Hạm đội biển Đen Nga
Tàu khu trục Smetlivy Nga
Tàu khu trục Smetlivy Nga
Tàu tuần dương lớp Slava Nga
Tàu tuần dương lớp Slava Nga
Việt Dũng