Xu hướng công nghệ hải quân năm 2012

27/01/2012 06:12
Theo Đất Việt
Các chuyên gia của trang Naval Technology đưa ra các dự đoán về những làn sóng công nghệ hải quân sẽ diễn ra tiếp tục diễn ra năm tới.

Các chuyên gia của trang Naval Technology đưa ra các dự đoán về những làn sóng công nghệ hải quân sẽ diễn ra tiếp tục diễn ra năm tới.

Pháo điện từ

Không chỉ còn là thứ vũ khí chỉ xuất hiện trong bộ phim giả tưởng Trasformer, Hải quân Mỹ đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về loại pháo mới, có thể bắn một đầu đạn tới khoảng cách ở xa với vận tốc Mach 7 hoặc hơn.

Với tốc độ Mach 7 và tầm tấn công 200 km, pháo điện từ sẽ là vũ khí đáng gờm trang bị trên các tàu chiến bên cạnh tên lửa..
Với tốc độ Mach 7 và tầm tấn công 200 km, pháo điện từ sẽ là vũ khí đáng gờm trang bị trên các tàu chiến bên cạnh tên lửa..

Trong thí nghiệm hồi tháng 12/2010, mẫu súng điện từ của Hải quân Mỹ đã bắn một đầu đạn nhôm nặng 10,4 kg xa tới 200 km với tốc độ 7 Mach (xấp xỉ 2.382 m/giây).

Tốc độ này nhanh gấp 3 lần so với vận tốc của loại đạn 5 inch (127mm) thông thường của Hải quân khi mới rời khỏi nòng súng (xấp xỉ 800 m/giây).

Tuy nhiên, tốc độ siêu thanh (hypersonic) không là phải là điểm hấp dẫn duy nhất. Được thiết kế để bắn ra những đầu đạn tấn công uy lực, pháo điện tử sẽ là vũ khí bổ sung lợi hại bên cạnh những tên lửa thông thường và máy bay tiến công. Đặc biệt, pháo có tốc độ bắn nhanh, lên tới 12 phát/phút.

Không chỉ vậy, một đầu đạn nặng khoảng 15 kg bắn ra từ pháo điện từ động lượng 17 MJ, gấp đôi sức mạnh của đầu đạn 127mm có trọng lượng khoảng 30kg.

Về khả năng sử dụng, súng điện từ có thể áp dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất trong giao chiến hoặc tấn công mục tiêu ở xa trong thời gian ngắn khiến kẻ thù không đoán trước về cuộc tấn công.

Vũ khí năng lượng tập trung trực tiếp

Nếu như pháo điện từ siêu thanh đại diện cho nghiên cứu về đầu đạn đạo hàng đầu hiện nay, thì việc nghiên cứu vào các loại vũ khí năng lượng trực tiếp đang mở ra một hướng đi mới về “tia chết người” - những điều vẫn chỉ thấy trong phim giả tưởng.

Vào tháng 4/2011, sau 30 tháng nghiên cứu theo hợp đồng giữa Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) và Tập đoàn Northrop Grumman, các nhà phát triển đã thử thành công một loại vũ khí phóng laser năng lượng cao được tích hợp trên tàu.

Trong thử nghiệm diễn ra ngoài khơi California, gần đảo San Nicholas, súng laser đã vô hiệu hóa một tàu mục tiêu nhỏ. Công suất của chùm tia laser là 15 kW với hiệu điện thế 500kV.

Từ trước đó, các loại vũ khí laser thông thường rất ngốn năng lượng nên khi trang bị trên thuyền chiến tác chiến trên biển, đây sẽ là nhân tố hạn chế và cũng hạn chế chính tiềm năng sử dụng của nó với vai trò phòng thủ gần.

Tuy nhiên, với giải pháp mới đây của Hải quân Mỹ là laser electron tự do (FEL).

Theo Quentin Salter, quản lý chương trình FEL của ONR, nguyên lý hoạt động của FEL là sử dụng dòng electron được tăng tốc gần với tốc độ của ánh sáng để tạo ra tia electron.

Do đó, FEL có dải tần số rộng nhất của tất cả các loại laser và có thể sẵn sàng điều chỉnh bằng cân đối năng lượng của tia electron hoặc mức độ của từ trường, nhằm điều chỉnh đường đi của electron.

Vì vậy, FEL sẽ là thiết bị mang tính đột phá, cho phép nó sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau bằng cách đa dạng đầu ra năng lượng theo cách mà các công nghệ laser khác không thể.

Những điểm đột phá trong việc nghiên cứu súng điện từ và vũ khí năng lượng tập trung như Laser FEL đã giải oan cho dự án khỏi những chỉ trích suốt thời gian qua.

Một cơ sở khác cho tiềm năng phát triển hai loại vũ khí mới này là việc Mỹ lo ngại về các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc đang quan tâm và phát triển loại vũ khí tương tự.

Chính vì vậy, tiếp tục đầu tư và phát triển cho các loại vũ khí hiệu quả cao là xu hướng chắc chắn của Mỹ trong năm 2012 và thời gian tới.

Các tiểu vệ tinh

Việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng đối với các nghiên cứu về một số loại vũ khí kỳ lạ khiến các chương trình bị chậm lại. Tuy nhiên, một số khác lại được khuyến khích. Nổi bật trong số đó là TacSat - Dự án về tiểu vệ tinh chiến lược của Lầu năm Góc.

Các tiểu vệ tinh TacSat có lợi thế về chi phí do sử dụng cấu kiện sẵn có trên thị trường.
Các tiểu vệ tinh TacSat có lợi thế về chi phí do sử dụng cấu kiện sẵn có trên thị trường.
Sử dụng các cấu kiện có sẵn trên thị trường, việc chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ với chi phí rẻ hơn nhiều hứa hẹn đem lại một tiêu chuẩn mới về khả năng đáp ứng và linh hoạt. Chúng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà các phương tiện không gian thông thường khác khó lòng thực hiện. Vào tháng 9/2011, Hải quân Mỹ đã phóng seri mới nhất- TacSat-4 cung cấp 10 kênh tần số UHF, có thể sử dụng cho bất kỳ sự kết hợp về liên lạc, lọc dữ liệu hay theo dõi. Chúng có khối lượng 450 kg và đường kính 3,5m, hoạt động ở tầng quỹ đạo thấp hình ê-lip

Giám sát dưới biển

Trong khi các tiểu vệ tinh linh hoạt đảm nhiệm việc giám sát các phương tiện, tàu thuyền từ không gian thì hải quân chắc chắn cũng cần tăng cường hoạt động an ninh dưới các vùng biển mục tiêu.

Hiện nay, các hệ thống cảm biến âm thanh và phi âm thanh được triển khai để đảm bảo khả năng cảnh giác chiến lược và chiến thuật toàn diện, đặc biệt trong các cuộc chiến chống tàu ngầm.

Ngoài ra, các khoản mục đầu tư sẽ tập trung vào các công nghệ nhằm giám sát dưới biển liên tục cùng với khả năng phát hiện thủy lôi và chiến đấu dưới biển.

Bên cạn các nghiên cứu đang triển khai ở mức độ từng linh kiện thì các cuộc thí nghiệm về công nghệ cấp độ hệ thống cũng được tiến hành.

Trong dài hạn, các hệ thống thế hệ tiếp theo có thể được trang bị cùng với các tàu hải quân (có thiết kế cố định hoặc module), được lắp đặt tự động để bảo vệ các hạm đội hoặc cảng biển theo yêu cầu.

Sự gia tăng của các robot

Theo nhiều chuyên gia, các phương tiện dưới nước không người lái (UUV) sẽ trở nên phổ biến trong hoạt động hải quân tương lai. Vì vậy, cuộc đua nhằm phát triển các công nghệ liên quan sẽ cho phép rất nhiều UUV khác nhau cùng hoạt động hiệu quả, một nhân tố bổ sung bên cạnh phương tiện có người lái.

Lính hải quân chuẩn bị thả một UUV xuống nước để thử nghiệm.
Lính hải quân chuẩn bị thả một UUV xuống nước để thử nghiệm.

Cuối cùng, những nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào tăng cường khả năng  cảnh bảo dưới nước và tự động hóa, cho phép các nền tảng AUV/UUV mở rộng tầm hoạt động.

Điều này cũng giúp làm giảm nguy cơ tiếp xúc giữa người hay các loại tài sản giá trị cao với các mối đe dọa, đảm bảo tăng cường khả năng cho hải quân tương lai.

Theo Đất Việt