Xu hướng đối đầu không khói súng và chiến tranh vô hình

07/04/2012 16:57
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Thế giới hiện nay không chỉ nóng về tranh quyền kiểm soát trên không, trên biển, mà còn nóng về tranh quyền kiểm soát không gian mạng-điện từ.
Năm 2011 được các chuyên gia quốc tế gọi là “năm quốc tế mới đầu tiên của thời đại thông tin mạng”. Bởi vì, trong năm, hướng tới sự phát triển trong tương lai, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật đã liên tiếp đưa ra kế hoạch chiến lược không gian mạng mới, nhằm mục đích lo liệu trước, phát triển công nghệ mạng mũi nhọn, xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng.

Đặc biệt, Mỹ mới đưa ra “Chiến lược hành động không gian mạng-điện từ” càng nhấn mạnh coi không gian mạng-điện từ là “vùng tác chiến” đặt song song với lục, hải, không quân, lực lượng không gian vũ trụ, do đó đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế, được đánh giá là “sự kiện quan trọng có ý nghĩa cột mốc”, cuộc chiến không gian mạng nóng lên nhanh chóng.

Lãnh thổ vô hình và giành giật điểm cao chiến lược mới – không gian mạng-điện từ

Bước vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với cốt lõi là công nghệ thông tin đã thúc đẩy phát triển toàn diện không gian mạng, xuyên suốt các lĩnh vực lục, hải, không quân, lực lượng hàng không vũ trụ, khiến cho không gian mạng ngày càng liên quan đến niềm vui, nỗi buồn của xã hội loài người.

Trong năm 2011, một số nước đẩy nhanh các bước giành lấy điểm cao kiểm soát chiến lược không gian mạng-điện từ, liên tiếp đưa ra kế hoạch chiến lược,

xây dựng đường lối phát triển, mô tả “bức tranh sáng tạo” công nghệ, làm cho không gian mạng quốc tế vốn không yên tĩnh liên tục thay đổi, Pháp, Hà Lan và Đức cũng cạnh tranh mạnh mẽ, lần lượt công bố chiến lược an ninh không gian mạng quốc gia.

Tuy nhiên, dư luân thế giới lại nhanh chóng tập trung chú ý đến “Chiến lược quốc gia nhận dạng tin cậy không gian mạng”, “Chiến lược quốc tế không gian mạng-điện từ”, “Chiến lược hành động không gian mạng-điện từ” được Mỹ công bố từ tháng 4-7.2011.

Mỹ liên tiếp đưa ra những chiến lược mới này, đã trình bày chi tiết ý tưởng chiến lược đối với mạng Internet quốc tế tương lai, mở rộng lợi ích quốc gia tới không gian mạng toàn cầu, đưa không gian mạng vào “lĩnh vực tác chiến” đặt song song với lục, hải, không quân và lực lượng hàng không vũ trụ,

nhấn mạnh có quyền sử dụng biện pháp quân sự thông thường đáp trả đối với các hành vi tấn công không gian mạng, đồng thời đề xuất mở rộng hợp tác trong nước và đồng minh chiến lược để xây dựng “chiến lược phòng thủ tập thể”, nhằm “xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin mở, tương thích, an toàn, đáng tin cậy”, “tăng cường an ninh quốc tế, thúc đẩy tự do ngôn luận và sáng tạo công nghệ”.

Trong cuộc cạnh tranh mới này, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng không cam chịu đi sau, đã lần lượt công bố chiến lược an ninh mạng và kế hoạch xây dựng lực lượng tác chiến mạng,

muốn phát triển phù hợp lực lượng phòng thủ không gian mạng, tập trung nâng cao khả năng ứng phó với các cuộc tấn công khủng bố mạng.

Nhìn bề ngoài, cuộc cạnh tranh không gian mạng nóng lên nhanh chóng cho thấy không gian mạng ngày càng có vai trò quan trọng và mối đe dọa mạng ngày càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân sâu xa là nó được thúc đẩy bởi những lợi ích to lớn, chủ yếu phản ánh trên 3 phương diện:

(1) Có thể dựa vào mạng để vượt qua giới hạn chủ quyền quốc gia truyền thống, tuyên truyền quan điểm giá trị, tiến hành thẩm thấu chính trị, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”; (2) Tận dụng tính cởi mở toàn cầu và công nghệ đi trước của mạng Internet, mở rộng thương mại trên mạng, mở rộng lợi ích kinh tế; (3) Dựa vào hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và sự kiểm soát đối với dòng chảy thông tin, mở rộng các kênh thu thập thông tin tình báo, tiến hành hoạt động giáp điệp và răn đe tâm lý chiến.

Vì vậy, cùng với việc tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới ảo đối với thế giới thực, không gian mạng đã chắc chắn trở thành “lãnh thổ vô hình” của quốc gia, công nghệ mạng-điện từ phát triển nhanh chóng đang làm thay đổi sâu sắc hình thái chiến tranh,

quyền kiểm soát mạng giống như quyền kiểm soát biển, quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát vũ trụ, luôn liên quan đến chủ quyền và an ninh quốc gia, đồng thời ngày càng trở thành điểm cao kiểm soát chiến lược mà các nhà quân sự phải giành lấy.

Trò chơi của người thông minh và sự quyết đấu của công nghệ cao

Trên mạng và giới an ninh thông tin có một câu nói nổi tiếng: “Người thông minh đã tạo ra mật mã, đợi người thông minh hơn để phá giải nó”.

Mỹ luôn tin vào quan điểm này, trong báo cáo an ninh mạng, họ cho rằng: “Giống như trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta vẫn tồn tại vấn đề thiếu “phi công” trong không gian mạng”.

Nhìn vào không gian mạng quốc tế nổi sóng ngầm, cùng với việc gấp rút thúc đẩy chiến lược không gian mạng, các cường quốc quân sự đều hết sức sẵn sàng, chỉnh quân sẵn sàng chiến đấu, cố gắng tạo ưu thế về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để giành thắng lợi trong chiến tranh mạng tương lai.

Tin cho biết, để củng cố vị thế lãnh đạo trong công nghệ Internet, Mỹ gần đây luôn cố gắng phát triển các công nghệ mạng mũi nhọn mới như mạng lưới thông tin toàn cầu, bộ định tuyến (router) không gian, Internet “ảo”, nhằm bảo đảm có thể thực hiện được sự thông suốt một chiều trên chiến trường không gian mạng-điện từ trong tương lai.

Lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ
Lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ

Phát triển công nghệ mũi nhọn

Ví dụ, “mạng ảo” được khai thác gần đây còn được gọi là “Internet va-li xách tay”, toàn bộ thiết bị có thể trực tiếp lắp trong va-li xách tay, có thể tránh được hoặc vượt qua sự kiểm soát của chính phủ, tiến hành kết nối mạng Internet.

Thông qua áp dụng công nghệ mã hóa có độ mạnh lớn, nó có các đặc điểm như giữ bí mật, an toàn, xuyên quốc gia, có tin cho là đã triển khai thành công ở Afghanistan, có thể tránh được sự giám sát và phong tỏa có hiệu quả, và thực hiện kết nối với thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, có nguồn tin cho biết, mạng băng thông rộng tốc độ cao “Sứ giả tia chớp” và mạng truyền số liệu bảo mật hải quân “Con mắt thứ ba” mới được xây dựng của Ấn Độ giúp họ tiếp tục tăng cường ưu thế trong lĩnh vực chiến tranh mạng.

Tập trung các lực lượng mạng. Năm 2010, Quân đội Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh Không gian mạng, phụ trách điều phối phòng thủ mạng trong quân đội, đã làm thay đổi có hiệu quả tình hình “bảo vệ lãnh thổ” riêng rẽ của các lực lượng mạng của Lục, Hải, Không quân.

Được biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét thành lập “đội đi săn” đặc biệt để tìm kiếm virus máy tính và phần mềm độc hại, đánh đòn phủ đầu, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

Theo kế hoạch mới, toàn bộ lực lượng tác chiến không gian mạng và hệ thống chỉ huy của Quân đội Mỹ sẽ được thiết lập xong vào khoảng năm 2030.

Tin cho biết, Bộ Quốc phòng Anh đã thành lập Phòng Hành động Phòng thủ mạng mới, chuyên phụ trách đề ra chiến thuật chống lại các mối đe dọa mạng và tăng cường sức mạnh quân sự; năm 2011, Israel, Đức, Hàn Quốc cũng đã lần lượt thành lập các cơ quan tương tự, như Bộ Tư lệnh mạng, Trung tâm Phòng thủ mạng quốc gia, Trung tâm Hưởng ứng An ninh mạng, tập trung phối hợp ứng phó với các sự cố xâm nhập mạng.

Mỹ luôn coi đào tạo và sở hữu nhân viên mạng xuất sắc là vấn đề căn bản để đảm bảo thực hiện thành công chiến lược mạng. Ngày 11/8/2011, Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ đã công bố dự thảo “Quy hoạch chiến lược kế hoạch giáo dục an ninh mạng”, đề xuất phải thành lập và duy trì một lực lượng an ninh mạng có sức cạnh tranh toàn cầu.

Ngoài ra, báo giới tiết lộ, hiện nay quân Mỹ ít nhất tập trung được hơn 3.000 chuyên gia tác chiến thông tin, có hàng vạn binh sĩ có thể tham gia tác chiến điện tử, tác chiến mạng; Ấn Độ cũng đang đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực kiểu chuyên gia về an ninh thông tin, để đáp ứng nhu cầu an ninh thông tin quốc gia.

Đào tạo nguồn nhân lực tác chiến mạng

Nghiên cứu phát triển vũ khí tác chiến mạng. Vũ khí tác chiến mạng là các loại phần mềm, phần cứng và thiết bị dùng để phòng thủ và tấn công không gian mạng, có thể tiến hành gây thiệt hại, làm tê liệt hoặc phá hoại hạ tầng cơ sở mạng và hệ thống chỉ huy tác chiến của đối phương.

Được biết, hiện nay quân Mỹ đã nghiên cứu chế tạo được hơn 2.000 vũ khí tác chiến mạng như trojan, virus…, hệ thống tấn công mạng “Schutt” trên máy bay của họ, áp dụng phương thức “tiêm” vô tuyến điện, có thể “xâm lấn tối thiểu”,

“vô cớ” xâm nhập vào mạng mục tiêu, làm cho mạng mục tiêu xuất hiện trạng thái “tê liệt” hoặc “cái chết giả”, được cho là đã giúp Không quân Israel đột phá thành công hệ thống phòng không của Syria.

Ngoài ra, Quân đội Nga đã bắt đầu phát triển các loại vũ khí tác chiến mạng như mạng zombie, thiết bị gây nhiễu dữ liệu không dây, công cụ thu thập dữ liệu và trinh sát mạng;

Nhật Bản cũng đang ra sức xoay sở, tập trung nghiên cứu phát triển vũ khí virus máy tính có thể lần ra dấu vết nguồn gốc tấn công, làm tê liệt chương trình tấn công.

“Chip điện tử uy lực hơn cả đạn dược”. Tác chiến mạng là một hình thức tác chiến mới mẻ mà hai bên đối địch sử dụng công nghệ cao để kiểm soát,

cắt đứt và phá hoại hệ thống thông tin và hệ thống chỉ huy kiểm soát của đối phương, từ đó đạt được mục đích phá hủy hoặc làm tê liệt cỗ máy chiến tranh của đối phương.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng, trên chiến trường không gian mạng-điện từ trương lai, “chip có uy lực hơn so với đạn dược”, vai trò của tin tặc thậm chí có thể thắng hàng nghìn hàng vạn binh mã, trở thành đòn sát thủ mà kẻ thù không ngờ tới.

Sự đối đầu không khói súng và chiến tranh vô hình

Nguyệt san “Interest” Tây Ban Nha có bài bình luận cho rằng: “Các chiến lược gia La Mã từng nói: muốn có hòa bình, phải chuẩn bị tốt chiến tranh. Hiện nay, muốn có hòa bình, phải chuẩn bị tốt chiến tranh mạng”.

Chiến tranh mạng là một cuộc đối đầu giữa hệ thống với hệ thống, có các đặc điểm như tính phi đối xứng, tính ba chiều, tính biến động, chú trọng kết hợp tấn công và phòng thủ, áp dụng song song cả phần cứng và phần mềm, sử dụng đồng thời kỹ chiến thuật.

Mặc dù cho đến nay thế giới vẫn chưa bùng phát một cuộc chiến tranh mạng quy mô lớn thực sự, nhưng sự chuẩn bị ứng phó với chiến tranh mạng của các cường quốc quân sự thế giới lại chưa từng dừng lại ở các cấp độ như quy hoạch chiến lược, nghiên cứu phát triển công nghệ, cải cách cơ cấu, trong khi đó các cuộc diễn tập chiến tranh mạng quy mô nhỏ được tiến hành luân phiên ở các nơi trên thế giới.

Gần đây, để kiểm tra và nâng cao khả năng phòng thủ và đáp trả trong không gian mạng-điện từ, Mỹ đã lần lượt tổ chức 3 cuộc diễn tập đối kháng liên hợp “cơn bão mạng”. Được biết, 2 cuộc diễn tập trước ngoài việc khảo sát toàn diện khả năng ứng phó khẩn cấp và an ninh mạng của Mỹ, cũng đã kiểm tra chương trình an ninh mạng tuyệt mật – kế hoạch “Einstein”. Đặc biệt trong cuộc diễn tập “Cơ bão mạng III”, tin tặc (hacker) đã “phát động” hơn 1.500 cuộc tấn công mạng đối với hạ tầng cơ sở quan trọng quốc gia như điện lực, cung cấp nước, thông tin..., đã nâng cao toàn diện khả năng điều phối, khả năng nhận biết và khả năng đáp trả của các lực lượng mạng.

Cùng với việc không ngừng cải tiến phương thức diễn tập, đẩy nhanh tần suất diễn tập, lấy “tấn công mạng phòng thủ tập thể” làm mục tiêu, ngày 3/11/2011,

Mỹ và EU lần đầu tiên tổ chức diễn tập liên hợp “Mạng Đại Tây Dương-2011” tại Brussels, từ ngày 13-15, 23 nước thành viên NATO và 6 nước đối tác cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập liên hợp an ninh mạng mang tên “Liên minh mạng 2011”.

Cuộc diễn tập giả thiết hạ tầng cơ sở thông tin của NATO và các nước tham gia đã bị tấn công mạng quy mô lớn, các bên phối hợp kiểm tra khả năng ứng phó với các cuộc tấn công mạng; cuộc diễn tập có sự tham gia đông đảo của các nước, quy mô lớn, công nghệ phức tạp chưa từng có, thu hút sự chú ý rộng rãi của thế giới.

Không chỉ có vậy, trong thực hiện kế hoạch chiến lược, quân Mỹ còn đi đầu thành lập hệ thống mô phỏng huấn luyện đối kháng mạng.

Về quốc tế có tin cho biết, hiện nay trường bắn mạng quốc gia mà quân Mỹ đang xây dựng có thể nhanh chóng xây dựng nhiều mô hình tác chiến mạng, có thể nghiệm chứng ưu khuyết của hệ thống và kết cấu mạng,

từ đó bảo đảm cho quân đội và các cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá có hiệu quả tình hình thực hiện ứng dụng kỹ chiến thuật không gian mạng mới. Anh đã khởi động một thao trường cấp quốc gia tương tự “trường bắn tác chiến mạng”, không chỉ định kỳ tổ chức diễn tập đối kháng cường độ cao, mà còn có kế hoạch tiến hành liên kết với Mỹ, cùng kiểm tra và tăng cường sức chiến đấu của không gian mạng-điện từ.

Căng thẳng trước cơn bão. Có thể dự kiến, trong bối cảnh lớn các cường quốc quân sự kết đồng minh mạng rộng rãi, việc tranh giành quyền chủ đạo, quyền kiểm soát và quyền phát ngôn trong không gian mạng-điện từ chắc chắn sẽ căng thẳng và quyết liệt hơn, trong tương lai với sự dẫn dắt của nhu cầu, việc xây dựng khả năng tác chiến mạng được thúc đẩy bởi công nghệ, chắc chắn sẽ dẫn dắt sự biến đổi quân sự của thế giới mở rộng nhanh chóng theo độ cao, độ sâu và độ rộng mới.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)