Tìm hiểu lựu đạn “nhảy” AB HGr của quân đội Thụy Điển

21/06/2012 20:34
Xuân Trường (nguồn: Topwar)
(GDVN) - Sau khi tiếp đất, AB HGr lăn trên mặt đất một đoạn rồi đột nhiên “bật nhảy” lên không trung ở một độ cao nhất định và phát nổ.

Đây chính là nguyên tắc hoạt động của loại lựu đạn cầm tay phát nổ tên không AB HGr (Air Burst Hand Grenade) mà quân đội Thụy Điển đang sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu ẩn nấp sau vật cản.

Thụy Điển đã lựa chọn một loại lựu đạn được thiết kế bởi công ty Rheinmetall làm thế hệ lựu đạn cầm tay phát nổ trên không tiếp theo để tấn công kẻ địch ở nơi ẩn nấp trong vòng bán kính 5 mét.

Theo như lời giải thích của ông Yan McKinley, trợ lý phụ trách chương trình phát triển và sản xuất vũ khí đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thụy Điển, lý do mà nước này quyết định chọn mua loại lựu đạn cầm tay AB HGr (Air Burst Hand Grenade) của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Rheinmetall (Đức) là khá đơn giản: "Chúng tôi nhận ra rằng các quả lựu đạn nổ phân mảnh thông thường có một nhược điểm nghiêm trọng đó là xác suất đánh trúng mục tiêu rất thấp”.

Lựu đạn AB HGr
Lựu đạn AB HGr

Khi phát nổ, các mãnh vỡ của lựu đạn thông thường văng ra mọi phía theo phân bố dạng cầu. Một nửa số mảnh vỡ bay lên không trung trong khi nửa còn lại thì văng trên mặt đất mà không có khả năng để đánh trúng các mục tiêu quân sự. Và chỉ có một số ít các mảnh vỡ này đạt được yêu cầu mong muốn.

Hiệu ứng này có thể không có tác dụng khi mà mục tiêu ẩn nấp đằng sau chướng ngại vật. McKinley cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng quân đội cần những loại lựu đạn có khả năng đánh trúng các mục tiêu đằng sau vật cản có chiều cao tương đương chiều cao của mục tiêu.

Các lựu đạn này có thể tiêu diệt mục tiêu trong vòng bán kính sát thương từ 4 đến 5 m kể cả các mục tiêu được trang bị áo chống đạn làm từ sợi Kevlar hay các loại vật liệu tương tự" .

Kết quả là, trong năm 2010, Bộ Quốc phòng Thụy Điển đã ký hợp đồng với công ty Rheinmetall Munitions Waffe ARGES của Đức để sản xuất các lựu đạn AB HGr garnet. Theo hợp đồng, Thụy Điển đã nhận được lô hàng đầu tiên bắt đầu từ cuối năm 2011.

"Nó được xử lý bằng tay giống như những loại lựu đạn thông thường." McKinley cho biết. “ Tuy nhiên, khi lăn đến gần mục tiêu, nó nhảy lên một độ cao khoảng 1,5 đến 2 mét rồi phát nổ.”

Hình ảnh mô phỏng quá trình phát nổ trên không của lựu đạn AB HGr.
Hình ảnh mô phỏng quá trình phát nổ trên không của lựu đạn AB HGr.

Chính nhờ khả năng phát nổ trên không, loại lựu đạn này có thể đánh trúng các mục tiêu đằng sau chướng ngại vật. Ngoài ra, nó cũng đem lại xác xuất tiêu diệt mục tiêu rất cao so với các loại lựu đạn thông thường.

Thêm vào đó, khi lựu đạn bật lên khỏi mặt đất và phát nổ thì các mảnh vỡ văng ra không trung theo một hướng nhất định nghĩa là chúng có khả năng định hướng.

Các chuyên gia của công ty Rheinmetall đã thiết kế lựu đạn AB HGr sao cho khi nó phát nổ, các mãnh vỡ văng đi theo hướng thuận lợi nhất. Điều này cho phép các mảnh vỡ có mật độ cao hơn và dẫn đến xác suất đánh trúng mục tiêu của chúng cũng cao hơn."

Các mảnh vỡ lớn hơn sẽ được định hướng theo hướng mong muốn, gây ra ít rủi ro khi ném lựu đạn cũng như ít rủi ro hơn cho dân thường. Một tính năng thiết kế làm tăng yếu tố an toàn của lựu đạn đó là việc sử dụng các mảnh vỡ với phanh khí động học.

AB HGr có thể tiêu diệt mục tiêu đằng sau vật cản với bán kính sát thương 5 m.
AB HGr có thể tiêu diệt mục tiêu đằng sau vật cản với bán kính sát thương 5 m.

Những mảnh vỡ này có bán kính sát thương từ 4 đến 5 m. Ở phạm vi này, chúng có thể có hiệu lực ngay cả với các loại áo giáp chống đạn hiện đại.

Sau khi bay ra khỏi khu vực bán kính sát thương, những mãnh vỡ nhanh chóng giảm tốc độ và trở nên gần như vô hại ở khoảng cách 30 mét.

McKinley cho biết, cũng có thể sử dụng AB HGr như những loại lựu đạn thông thường, sau khi kéo nút ren ra. Lúc này, lựu AB HGr hoạt động theo nguyên tắc thông thường: Khi rút chốt an toàn đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, khi thuốc cháy hết phụt lửa vào kíp làm nổ kíp nổ lựu đạn.

Lựu đạn có hình dạng khá đặc biệt đặc biệt. Phần phía trên của AB HGr phình ra và thon lại xuống dưới theo dạng hình nón.  Chính việc tạo ra AB HGr với hình dạng như thế này đã khiến nó có mức độ an toàn rất cao.

Lựu đạn thường (trên) và AB HGr (dưới).
Lựu đạn thường (trên) và AB HGr (dưới).

Trong một cuộc thử nghiệm với tiêu chuẩn STANAG 4190, lựu đạn AB HGr đã phát nổ ở độ cao 2 mét và phá hủy mục tiêu có kích thước 1 mét vuông được bọc lớp áo giáp làm tự sợi Kevlar.

Qua quá trình thử nghiệm, các chuyên gia kết luận rằng, ở cự ly 4 m, AB HGr có cấp độ sát thương đạt 0.96. Theo tiêu chuẩn STANAG 4190,  0.9 được xem là mức độ gây thiệt hại nghiêm trọng cho mục tiêu.

Trong một thử nghiệm khác, lựu đạn AB HGr đã phát nổ ở độ cao 1,5 mét và có đến 98% các mảnh vỡ tìm đến mục tiêu trong vòng bán kính 5 m.

Còn trong các cuộc thử nghiệm về độ an toàn, khi AB HGr phát nổ các mãnh vỡ của nó đã không thể xuyên thủng được một tấm nhôm dày chỉ 0,8 mm ở khoảng cách 30m.

Với những tính năng kỹ thuật vượt trội so với những lựu đạn thông thường, AB HGr được kỳ vọng sẽ trở thành loại vũ khí bộ binh đáng sợ được sử dụng chủ yếu trong quân đội Thụy Điển cũng như quân đội các nước.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Xuân Trường (nguồn: Topwar)