Trung-Nhật sẽ không thèm bắt tay nhau ở Đối thoại Shangri-La?

30/05/2014 06:55
Vũ Nga
(GDVN) - Nhìn vào tình hình hiện nay, nhất là căng thẳng trên biển Hoa Đông, hai bên sẽ không bắt tay nhau tại Đối thoại Shangri-La.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Hội nghị cấp cao an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 13 sẽ tổ chức tại Singapore vào ngày 30 tháng 5 năm 2014. Bên tổ chức ngày 28 tháng 5 tiết lộ, công tác chuẩn bị cho hội nghị bình thường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xác nhận sẽ có bài phát biểu nội dung chính và sẽ hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quan Trung dự kiến sẽ tổ chức hội đàm công tác kín với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng và quan chức quân sự cấp cao của một số nước. Giữa đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc và Nhật Bản rất có thể sẽ “không bắt tay nhau”.

Theo bài báo, vào ngày 30 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng và quan chức cấp cao liên quan của các nước tổ chức cuộc gặp chính thức song phương. 7 giờ tối cùng ngày, hội nghị Shangri-La tổ chức buổi chiêu đãi lễ khai mạc, dự kiến vào khoảng 8 giờ, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có bài phát biểu chính về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bài phát biểu chủ đề của hội nghị thường do nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ các nước tham dự hội nghị phát biểu. Điều đáng chú ý là, Nhật Bản đã thể hiện rất coi trọng đối với hội nghị lần này. 

Trước đây, Nhật Bản luôn cử Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Quốc phòng tham dự, còn năm nay Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đều sẽ tham dự.

Trung Quốc vừa cho máy bay chiến đấu Su-27 số hiệu 40547 áp sát máy bay do thám Nhật Bản trên biển Hoa Đông, gây căng thẳng Trung-Nhật
Trung Quốc vừa cho máy bay chiến đấu Su-27 số hiệu 40547 áp sát máy bay do thám Nhật Bản trên biển Hoa Đông, gây căng thẳng Trung-Nhật

Sau sự kiện máy bay quân sự Trung-Nhật áp sát nhau ngày 24 tháng 5 năm 2014, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã cho biết, trong bài phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe ở diễn đàn Shangri-La sẽ đề cập đến vấn đề này, còn Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cũng cho biết sẽ thảo luận vấn đề này khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.

Một nguồn tin cho biết, nội dung bài phát biểu của ông Shinzo Abe sẽ không bỏ qua Trung Quốc, đặc biệt là tranh chấp trong những vấn đề như đảo Senkaku. Tuy không ai biết ông Shinzo Abe cuối cùng sẽ nói gì, nhưng có thể dự kiến “tăng cường quản lý khủng hoảng giữa Trung-Nhật ở khu vực tranh chấp, ngăn chặn xung đột giữa hai bên” sẽ là một nội dung phát biểu. 

Ngoài ra, ngày 28 tháng 5 năm 2014, tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin cho biết, sẽ đề cập đến giàn khoan 981 của Trung Quốc với quan chức Trung Quốc.

Trong thời gian ngày 31 tháng 5 và ngày 1 tháng 6, các đại biểu và chuyên gia tham dự diễn đàn Shangri-La lần này sẽ đi sâu thảo luận về các chủ đề phụ, trong đó có “Đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, “Thúc đẩy hợp tác quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, “Quản lý căng thẳng chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, “Bảo vệ và quản lý những thách thức ở vùng biển quốc tế”, “Những tác động ảnh hưởng đến khả năng quân sự mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, “Vai trò của Trung Quốc trên phương diện bảo đảm hòa bình và an ninh châu Á-Thái Bình Dương”.

Trung Quốc cho giàn khoan 981 hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, kèm theo cả tàu chiến, máy bay quân sự hộ tống - chẳng khác nào một cuộc xâm lược đối với Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông và khu vực
Trung Quốc cho giàn khoan 981 hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, kèm theo cả tàu chiến, máy bay quân sự hộ tống - chẳng khác nào một cuộc xâm lược đối với Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông và khu vực

Nhà nghiên cứu cấp cao Alexander Neill, Ban thư ký hội nghị Shangri-La cho biết, quan hệ Trung-Nhật gần đây luôn khá căng thẳng, đây là một vấn đề có tính chất thách thức nhất. Hiện nay, có thể xác nhận, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tham dự diễn đàn và phát biểu.

Alexander Neill nói: “Chúng tôi có thể cảm nhận được, Nhật Bản mong muốn dựa vào hoạt động của diễn đàn này để đến gần trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng nhìn vào quan hệ Trung-Nhật gần đây để phân tích, trong thời gian diễn đàn lần này, đoàn đại biểu Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ không bắt tay nhau, bởi vì Trung Quốc cho rằng hiện nay không thích hợp. Nhưng, phải chăng sẽ xảy ra trong một tình huống khác, điều này phải tiếp tục quan sát”.

Alexander Neill xác nhận, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quan Trung sẽ tham dự diễn đàn. “Chúng tôi hoan nghênh quân đội Trung Quốc tích cực tham gia trao đổi như vậy. 

Cấp độ thực tế của diễn đàn là cấp Bộ trưởng Quốc phòng của các nước, 2 năm trước Trung Quốc từng cử Bộ trưởng Quốc phòng tham dự diễn đàn tiến hành giao lưu. 2 năm gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không tham dự diễn đàn do nhiều nguyên nhân. 

Điều này có thể hiểu. Nhưng cũng thực sự muốn Trung Quốc trong tương lai cử quan chức quân sự cấp thích hợp hơn tham dự và trao đổi”.

Trang mạng “Học giả Ngoại giao” ngày 27 tháng 5 dẫn bài viết của hai học giả Australia cho rằng, diễn đàn Shangri-La tuy được cơ quan nghiên cứu độc lập tổ chức, nhưng Bắc Kinh luôn cho rằng, nó là hội nghị duy trì và tăng cường vị thế chủ đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, thông thường sẽ không cử quan chức cấp cao tham gia. 

Nhưng năm 2014, bà Phó Oánh, chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người “được cho là nhân vật ngoại giao linh hoạt của Trung Quốc” sẽ tham gia hội nghị, “ông Shinzo Abe sẽ đối mặt với đối thủ mạnh”.

Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người được cho là nói năng linh hoạt. Không biết bà sẽ ngụy biện như thế nào về hành động xâm lược Biển Đông của Trung Quốc hiện nay.
Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người được cho là nói năng linh hoạt. Không biết bà sẽ ngụy biện như thế nào về hành động xâm lược Biển Đông của Trung Quốc hiện nay.

Alexander Neill còn tiết lộ, diễn đàn lần này ban đầu còn có kế hoạch thiết lập một hội nghị phạm vi nhỏ riêng để thảo luận sự kiện máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia. 

Nhưng, xét đến sự thay đổi và mức độ phức tạp của tình hình, cuối cùng quyết định thiết lập một cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, viện trợ nhân đạo và an ninh châu Á-Thái Bình Dương. 

“Trong diễn đàn nhỏ này, các quan chức và chuyên gia cao cấp có liên quan sẽ tiến hành trao đổi và giao lưu mang tính chiến lược và tính chuyên nghiệp về tình hình liên quan đến sự kiện máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia”.

Bộ Quốc phòng Singapore, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự xuyên quốc gia chủ yếu của phương Tây, các quỹ và một số tổ chức tài chính là nhà tài trợ chính cho Hội nghị cấp cao an ninh châu Á Shangri-La. 

Hơn 2.000 đại biểu chiến lược, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tình báo, công nghiệp quân sự và giới truyền thông của các nước sẽ tham gia hội nghị lần này.

Theo bài báo, hội nghị lần này sẽ có vài chuyên gia vấn đề chiến lược của quân đội Trung Quốc đi theo đoàn tham dự hội nghị. 

Trong thành phần của đoàn đại biểu Trung Quốc, bối cảnh phong phú hơn, hoàn toàn không chỉ giới hạn ở các cán bộ quân đội chuyên nghiệp tham gia thảo luận nghiêm túc liên quan đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương, do đó, sự coi trọng đối với diễn đàn này của Trung Quốc là khác thường.

Bài báo của tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, “chính sách ngoại giao của Bắc Kinh ngày càng linh hoạt, giàu kinh nghiệm”, sự tham gia Đối thoại Shangri-La lần này của Bắc Kinh cho thấy, Bắc Kinh đang tham gia vào cấu trúc hiện có của châu Á, nhưng họ không muốn hoàn toàn chấp nhận. “Trung Quốc muốn một trật tự châu Á khác với hiện nay và đang tìm kiếm không gian thực hiện mục tiêu này”.

Được biết, Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin (trái) sẽ đưa vấn đề giàn khoan 981 ra Đối thoại Shangri-La
Được biết, Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin (trái) sẽ đưa vấn đề giàn khoan 981 ra Đối thoại Shangri-La
Vũ Nga