Trung Quốc có thể triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Biển Đông

02/08/2015 08:06
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp ở đá Chữ Thập của Việt Nam dài khoảng 3.000 m, có thể triển khai mọi loại máy bay của Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi Trung Quốc hoàn thành lấn biển bất hợp pháp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hình ảnh vệ tinh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi Trung Quốc hoàn thành lấn biển bất hợp pháp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 8 dẫn đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 31 tháng 7 đưa tin, cơ quan nghiên cứu Mỹ phân tích cho rằng, đường băng máy bay do Trung Quốc lấn biển thi công (bất hợp pháp) ở Biển Đông là đường băng máy bay có quy mô lớn nhất ở khu vực xung quanh, có thể sử dụng cho máy bay ném bom chiến lược.

Được biết, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) ngày 30 tháng 7 đã công bố kết quả phân tích mới nhất về đường băng máy bay do Trung Quốc thi công (bất hợp pháp) ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trên Biển Đông.

Kết quả phân tích cho thấy, đường băng máy bay này dài khoảng 3.000 m, gấp 2 - 6 lần so với độ dài đường băng do các nước như Malaysia và Philippines xây dựng ở các đảo lân cận, có quy mô lớn nhất ở toàn bộ khu vực, có thể sử dụng cho máy bay ném bom chiến lược.

Trả lời phòng vấn đài NHK, nhà nghiên cứu Mira Rapp Hooper của CSIS cho biết: "Xây dựng đường băng dài như vậy chỉ có thể là do Trung Quốc muốn bảo đảm cất hạ cánh tất cả các máy bay quân dụng của họ".

Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc

Theo bài báo, đối với đường băng máy bay này, trong tháng này, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris từng tuyên bố: "Quy mô của hòn đảo nhân tạo này là quá đủ sử dụng cho máy bay ném bom, không còn nghi ngờ gì nữa, đảo nhân tạo là một công trình quân sự", hy vọng Trung Quốc lập tức ngừng hẳn việc tiếp tục xây dựng đối với đảo nhân tạo.

Đối với vấn đề này, Trung Quốc gần đây đã có một số lần lên tiếng để biện hộ cho hành động bất hợp pháp của họ, nhưng thực sự là một loại biện hộ hết sức lố bịch, một luận điệu của kẻ cướp hòng xác lập chủ quyền một cách trơ trẽn, đã bị cộng đồng quốc tế vạch mặt - PV.

Đó là, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ dùng những "đảo nhân tạo" đã xâm lược của Việt Nam này để thực hiện tốt hơn cái gọi là "trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế" (nước lớn), thậm chí còn nói xanh rờn rằng điều này "có lợi cho an ninh hàng hải" của khu vực này, rồi nói rằng, nó cũng "phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu bảo vệ môi trường nghiêm ngặt".

Kẻ xâm lược Trung Quốc thường xuyên muốn đánh lừa nhân dân Trung Quốc và định lừa thiên hạ văn minh, nghĩ rằng dư luận bên ngoài bưng bít sự thật, tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc, gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với láng giềng Biển Đông - PV.

Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa GX-6 Trung Quốc
Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa GX-6 Trung Quốc

Nhưng, Trung Quốc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là sự thật, cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines là sự thật. Việt Nam có bằng chứng pháp lý và lịch sử đầy đủ và vững chắc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là sự thực - PV.

Do đó, mọi hành động như lấn biển xây đảo, tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông do Trung Quốc ngang ngược tiến hành thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia Việt Nam, cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Nếu Trung Quốc triển khai các loại vũ khí trang bị của họ ở các "đảo nhân tạo" do họ xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì đó sẽ là một "thùng thuốc súng" đặt ở cửa nhà Việt Nam. Đây rõ ràng mối đe dọa vô cùng nguy hiểm trong giai đoạn sắp tới - PV.

Chính việc Trung Quốc ra sức bành trướng ở Biển Đông đã gây bất ổn khu vực và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Mỹ và các nước khác như Nhật Bản tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, được đà, một người phát ngôn Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên truyền Mỹ đang tiến hành "quân sự hóa" ở Biển Đông - PV.

Trung Quốc đang phát triển thủy phi cơ AG600 (ảnh do dân mạng đăng tải)
Trung Quốc đang phát triển thủy phi cơ AG600 (ảnh do dân mạng đăng tải)

Khi mà Trung Quốc từng bước gặm nhấm lãnh thổ của láng giềng và ra sức bành trướng quân sự thì đừng hy vọng láng giềng không tìm mọi cách đáp trả. Trung Quốc hiện nay cũng đang ra sức tổ chức tập trận quy mô lớn ở Biển Đông đe dọa láng giềng... Đó là những tín hiệu nguy hiểm thúc đẩy chạy đua vũ trang trong khu vực và biến Biển Đông thành vùng biển dễ xảy ra xung đột hơn bao giờ hết - PV.

Trung Quốc muốn "trỗi dậy hòa bình", chắc cũng không muốn đánh nhau và hẳn là rất sợ sệt những cuộc chiến tranh kinh hoàng như trước đây mà họ tiến hành (như chiến tranh Biên giới 1979) hoặc bị nước khác (Nhật Bản) xâm chiếm. Nếu Trung Quốc thức tỉnh thì hãy nhanh chóng từ bỏ tham vọng "đường lưỡi bò", trả lại công bằng cho lịch sử, quay đầu là bờ, đi con đường phát triển bền vững, để không phải "nuốt quả đắng" trong tương lai - PV.

Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng phát xít và chiến thắng chống Nhật, hẳn Trung Quốc cũng hiểu được giá trị của hòa bình. Như vậy, Trung Quốc đừng nên tiến hành quân sự hóa, thực hiện "chủ nghĩa quân phiệt" đặc sắc Đại Hán ở Biển Đông - PV.

Việc đối xử công bằng với lịch sử là điều nên làm, nhưng không nên lợi dụng vấn đề lịch sử để tìm cách o ép nước khác, trong khi thu lợi cho mình. Trung Quốc có một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, nhưng cộng đồng quốc tế có bộ máy tuyên truyền đủ lớn để phản bác những hành động bành trướng và không hay của Trung Quốc - PV.

Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc

Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng thắng đúng là một xu thế lớn, và Trung Quốc cũng hay tuyên truyền về nó. Nhưng không thể lợi dụng những khẩu hiệu đó để trục lợi, mà phải bằng hành động thực tế, trong đó có giải quyết vấn đề Biển Đông - PV.

Cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc làm những việc có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực, nhưng không phải là dùng đá ngầm đã cướp của Việt Nam để thực hiện "trách nhiệm và nghĩa vụ nước lớn" như tuyên bố hết sức lố bịch của Trung Quốc - PV.

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)