Trung Quốc đã tiêu tan hy vọng bán chiến đấu cơ cho Ai Cập

14/02/2015 11:26
Đông Bình
(GDVN) - Thỏa thuận sớm nhất sẽ ký vào ngày 16 tháng 2, tốc độ đàm phán không bình thường; triển vọng tiêu thụ Kiêu Long của Trung Quốc ở Ai Cập trở nên xa vời.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)

Mạng "Quan điểm" Nga ngày 12 tháng 2 đưa tin, tờ "Le Monde" Pháp cho biết, Pháp sớm nhất có thể vào thứ Hai tới (ngày 16 tháng 2) ký thỏa thuận bán 24 máy bay chiến đấu Rafale cho Ai Cập, kim ngạch giao dịch là 5 tỷ Euro. Trước đó, ngày 12 tháng 2, hai bên đạt nhất trí hoàn toàn về việc mua bán máy bay chiến đấu.

Tờ "Le Monde" Pháp nhấn mạnh, tốc độ ký kết giao dịch vũ khí lần này giữa Cairo và Paris không bình thường, các cuộc đàm phán chỉ mất 3 tháng. Trong thời gian Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi thăm Paris, hai bên mới bắt đầu bàn bạc việc tiêu thụ máy bay chiến đấu. Do lo ngại về an ninh quốc gia sau sự kiện Libya, nhà cầm quyền Ai Cập quyết định tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nhập khẩu máy bay Pháp.

Tháng 9 năm 2014, tổng giám đốc Công ty công nghiệp máy bay MiG Nga Sergei Korotkov từng tiết lộ, Ai Cập bày tỏ quan tâm đối với mua sắm một lô máy bay chiến đấu MiG-35. Trước đó truyền thông Nga từng cho biết, trong thời gian thăm Moscow vào ngày 13 tháng 2 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập đã thỏa thuận hợp đồng cung ứng vũ khí tổng trị giá trên 3 tỷ USD.

Chuyên gia quân sự Ai Cập, tướng nghỉ hưu Hossam Suelim cho rằng, kim ngạch giao dịch mua bán vũ khí giữa Cairo và Moscow khoảng 2 tỷ USD. Moscow cam kết cung cấp 24 máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống tên lửa phòng không, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet cùng với máy bay trực thăng vũ trang Ka-25, Mi-28 và Mi-35 cho Cairo.

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)

Sau khi Quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Hồi giáo Morsi vào mùa hè năm 2013, Mỹ tuyên bố từ chối tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Cairo, Nga sau đó lần đầu tiên cho rằng, Cairo chuẩn bị mua các loại vũ khí trang bị từ Nga.

Đầu năm 2015 có tin cho biết, Ấn Độ đang cân nhắc vấn đề khả năng một khi giao dịch máy bay chiến đấu Rafale với Pháp "đẻ non", lập tức mua thêm một lô máy bay chiến đấu Su-30MKI. Tháng 1 năm 2014, Công ty hàng không Dassault Pháp đã tăng gấp đôi giá cả của 126 máy bay chiến đấu Rafale cung ứng cho Ấn Độ, đơn giá từ 65 triệu USD tăng lên 120 triệu USD.

Kim ngạch hợp đồng tăng lên có nghĩa là Ấn Độ sẽ chi ít nhất 28 - 30 tỷ USD để nhập khẩu 126 máy bay chiến đấu Rafale. Trong khi đó, chi phí sản xuất một chiếc máy bay chiến đấu Su -30MKI theo giấy phép của Ấn Độ là 56 triệu USD, không bằng một nửa giá bán máy bay chiến đấu Rafale.

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)

Tổng thống Pháp: Thỏa thuận với Ai Cập sẽ ký vào ngày 16 tháng 2

Trang mạng sina Trung Quốc cùng ngày còn có một bài viết khác dẫn hãng tin Reuters Anh đưa tin, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay, ngày 16 tháng 2, Ai Cập và Pháp sẽ ký kết thỏa thuận mua 24 máy bay chiến đấu Rafale tại Cairo. Thỏa thuận ngoài mua máy bay chiến đấu Rafale, sẽ còn mua tàu hộ vệ đa năng và các trang bị quân sự khác, kim ngạch trên 5 tỷ Euro (khoảng 35,6 tỷ nhân dân tệ).

Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, đây sẽ là chương trình xuất khẩu đầu tiên của máy bay chiến đấu Rafale, trước đó, Tổng thống Pháp từng chào bán máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ và Brazil, nhưng đều không thành công. Hiện nay, Pháp còn đang bàn với Qatar về việc bán Rafale.

Trước đó, tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ từng cho biết, Ai Cập là một trong những thị trường tiêu thụ hứa hẹn nhất của máy bay chiến đấu Kiêu Long (JF-17 Thunder). Tại Triển lãm hàng không Chu Hải cuối năm 2014, chuẩn tướng không quân, người phụ trách tiêu thụ của chương trình Kiêu Long phía Pakistan Khalid Mohamed cho biết, đội ngũ chung của Trung Quốc và Pakistan đang tiến hành "đàm phán sâu sắc" với một "quốc gia Trung Đông" về vấn đề mua sắm Kiêu Long, khi đó dư luận phỏng đoán nước này là Ai Cập.

Nhưng, lần này thông tin Ai Cập sẽ mua 24 máy bay chiến đấu Rafale sẽ làm cho triển vọng bán máy bay chiến đấu Kiêu Long ở Ai Cập trở nên tiêu tan.

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, máy bay chiến đấu Rafale Pháp cất cánh đến Baghdad giúp Iraq tấn công ISIS (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu Rafale Pháp (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu Rafale Pháp (nguồn mạng sina TQ)
Đông Bình