Ứng xử ra sao nếu tàu chiến các bên giáp mặt nhau ở Biển Đông?

11/07/2013 07:35
Hồng Thủy (Nguồn: Kyodo/ABS CBN)
(GDVN) - Cần phải có một số biện pháp cụ thể phòng ngừa xung đột, một thỏa thuận quân sự chặt chẽ về cách ứng xử khi ực lượng hải quân các bên nhìn thấy nhau (trên Biển Đông). Baviera cho rằng COC phải có khả năng hướng dẫn các quốc gia khác nhau về những hành vi chấp nhận được trên Biển Đông là gì.
Học giả Eileen Bavier
Học giả Eileen Bavier
ASEAN và Trung Quốc cần phải thống nhất một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hiệu quả và đáng tin cậy, trong đó cần xác định rất rõ các biện pháp ngăn ngừa xung đột cụ thể, kiềm chế các bên tranh chấp phô diễn sức mạnh quân sự của họ và làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, các nhà ngoại giao và phân tích quân sự cho biết. Eileen Baviera, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và quan hệ quốc tế tại Trung tâm châu Á thuộc đại học Philippines nhận định, làm thế nào để thực hiện hiệu quả các thỏa thuận là rất quan trọng. Cho đến nay các thỏa thuận hiện có về Biển Đông thực sự rất ít hiệu quả. "Tôi nghĩ rằng cần phải có một số biện pháp cụ thể phòng ngừa xung đột, một thỏa thuận quân sự chặt chẽ về cách ứng xử khi ực lượng hải quân các bên nhìn thấy nhau (trên Biển Đông). Baviera cho rằng COC phải có khả năng hướng dẫn các quốc gia khác nhau về những hành vi chấp nhận được trên Biển Đông là gì. "Sẽ rất khó nếu mỗi quốc gia có những quy định riêng hoặc hướng dẫn riêng của mình (trên Biển Đông). Đó là những gì sẽ đẩy chúng ta vào một cuộc đối đầu với nhau. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn hết của COC là phải có các biện pháp ngăn ngừa xung đột".
Từ trái qua phải, Ngoại trưởng các nước Singapore, Indonesia và Malaysia tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa diễn ra ở Brunei
Từ trái qua phải, Ngoại trưởng các nước Singapore, Indonesia và Malaysia tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa diễn ra ở Brunei
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết sự đoàn kết của các thành viên ASEAN rất quan trọng trong việc đàm phán COC với Trung Quốc. Các tranh chấp ở Biển Đông thực sự chia rẽ ASEAN và gây khó khăn cho nhóm trong việc thống nhất về cách đối phó các hành động của Trung Quốc. "Chúng ta cần phải duy trì thống nhất, điều đó sẽ luôn là sức mạnh của ASEAN", ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại Brunei. "Miễn là ASEAN đoàn kết thì chúng ta sẽ ổn thôi. Nhưng ngay khi chúng ta bắt đầu, việc chọn phần mà chúng ta thích khiến cho mọi thứ sẽ trở nên khó giải quyết hơn." Henry Bensurto, Tổng thư ký Ủy ban hàng hải và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng hiệp ước không ràng buộc (Tuyên bố chung của các bên trên Biển Đông ký năm 2002 - DOC) đã thất bại trong việc kiềm chế Trung Quốc mở rộng tham vọng chiếm đóng Biển Đông. Ngay cả sau khi thực hiện các hướng dẫn được thống nhất năm 2010 căng thẳng trên Biển Đông cũng không hề giảm mà còn leo thang hơn nữa. Nguyên nhân cốt lõi của sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, theo Bensurto chính là vì tuyên bố năm 2009 của Trung Quốc về cái gọi là đường 9 đoạn (phi lý và phi pháp) đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Nhà ngoại giao này cho rằng đàm phán và ký kết COC có tính ràng buộc và đáng tin cậy ở Biển Đông vẫn nên là một ưu tiên của ASEAN. Ngoại trưởng Indonesia cho biết: "Bây giờ có một cảm giác như tình trạng đang hỗn loạn, một cảm giác rằng các bên tranh chấp đang tự do vun vén cho mình và làm những gì họ có thể để cố gắng tạo ra sự kiện pháp lý hoặc trên biển. Chúng ta cần phải loại bỏ các động cơ và giảm căng thẳng tình hình." "Các nước không cần phải phái tàu ra Biển Đông, không cần phái tàu quân sự đi theo các tàu cá nhằm có được lợi thế pháp lý", Ngoại trưởng Martin Natalegawa nói. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo COC không phải là một cây đũa thần giải quyết được mọi xung đột tiềm ẩn về tranh chấp lãnh thổ. Do đó các bên liên quan cần phải thương lượng.
Hồng Thủy (Nguồn: Kyodo/ABS CBN)