Mặt trái không ngờ tới của Tìm kiếm tài năng Got Talent (2)

10/05/2012 14:38
Long Hy
(GDVN) - Điều mà ai cũng nghĩ tới, rằng các tài năng có thể sẽ lụi tàn chóng vánh sau khi đăng quang, chỉ là một trong rất nhiều mặt trái của kiểu gameshow Got Talent đang thịnh hành trên gần 50 quốc gia khắp thế giới. >Xem lại bài 1
Trẻ em với Tìm kiếm tài năng

Trẻ em tham dự các chương trình Tìm kiếm tài năng trên truyền hình là người dễ bị tổn thương nhất. Trong chương trình UK X Factor, độ tuổi giới hạn cho người tham gia là 16, còn ở Britan’s Got Talent không có giới hạn về tuổi tác, điều này có nghĩa là ai cũng có thể tham gia.

Cô bé Connie Talbout tham gia ca hát và nổi tiếng ở tuổi lên 6 với ca khúc Somewhere Over the Raibow, thế nhưng cô bé không phải người thắng cuộc tại Got talent. May mắn, điều này không ảnh hưởng nhiều đến bé vì dù sao Connie đã kịp ra album của riêng mình và biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Cô bé Connie Talbot 6 tuổi vẫn bị loại như thường ngay cả khi cô thực sự là một giọng ca đáng gờm
Cô bé Connie Talbot 6 tuổi vẫn bị loại như thường ngay cả khi cô thực sự là một giọng ca đáng gờm
Những em bé tự vươn lên bằng chính thực lực của mình khi dễ dàng gặp thất bại sẽ phải chịu cảm giác thất vọng, chán chường khi bị từ chối ở một sân chơi có tính tương tác cao như Got Talent. Trẻ em vốn chưa đủ kinh nghiệm sống để chống chọi với những dư luận, vì vậy cảm giác này còn nặng nề gấp nhiều lần so với người lớn.

Bên cạnh đó, trẻ em thường nhận thức những điều nhỏ nhặt một cách thái quá và theo chúng thì những điều đó thực sự là lớn lao, to tát. Vậy nên, câu hỏi đặt ra ở đây là, trẻ em ở độ tuổi nào thì được phép đến với chương trình Tìm kiếm tài năng? Có người chỉ ra rằng, trẻ em cũng như chúng ta, chúng cần phải được học cách đối mặt với cuộc sống, ý kiến khác lại nói, nếu bọn trẻ thực sự muốn tham gia thì có lẽ sẽ là sai lầm nếu từ chối chúng.

Dù là trẻ em thì cũng nên được học cách nghe lời từ chối, điều đó có thể là quá khó và nhẫn tâm nhưng sự thật là còn có hàng trăm ngàn thí sinh cũng tham dự cuộc thi này và cơ hội cho sự thành công là vô cùng nhỏ nhoi.

Tiếp tục thành công hay rơi vào quên lãng?

Nhà vô địch của chương trình Tìm kiếm tài năng có thể rơi vào cái gọi là “ngủ quên trong chiến thắng” và phải thừa nhận rằng, có rất ít trong số đó tiếp tục chinh phục thành công trong nước hoặc trên toàn thế giới.

Trường hợp của cô nàng Leona Lewis, quán quân UK X Factor năm 2006 là một ví dụ điển hình. Có thể kể đến thành công khác như Alexandra Burke, JLS (về nhì)… nhưng còn rất nhiều người khác sau khi đạt đến đỉnh cao đã trở lại mặt đất một cách nhanh chóng và ê chề hơn, thậm chí là mất cả hợp đồng ghi âm sau một thời gian ngắn bước ra từ cuộc thi.

Leona Lewis có lẽ là trường hợp ngoại lệ của Got Talent khi sự thành công vang dội của cô cứ nối tiếp thành công và không biết ngơi nghỉ.
Ngay như người chiến thắng UK X Factor năm 2007, Leon Jackson còn rơi vào quên lãng trước khi anh ta bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình. Báo chí - truyền thông có thể gồm cả hai mặt tử tế và tàn nhẫn, đôi khi trở thành người thắng cuộc thôi chưa đủ, mà cần có những bước đi chiến lược nếu không muốn rơi vào quên lãng.

Thiếu tự chủ

Một vấn đề lớn nữa mà những nhà vô địch của chương trình truyền hình Tìm kiếm tài năng vấp phải, đó chính là quyền tự chủ trong việc khởi nghiệp một cách độc lập sau cuộc thi. Dù người chiến thắng có lợi thế nhận được một khoản tiền vô cùng lớn, bên cạnh hợp đồng thu âm độc quyền (trường hợp người thắng cuộc thuộc lĩnh vực ca hát) thì tất nhiên, đi cùng với những điều kiện tốt luôn là các điều khoản có tính ràng buộc và người nghệ sĩ sẽ bị kiềm tỏa không còn được tự do phát triển theo cách mà họ muốn.

Với một ca sĩ hay một nhạc công, họ đều phải đối mặt với những áp lực còn lớn hơn với những bản thu âm được định ra sẵn cho họ. Họ bị ép buộc phải chấp nhận ăn mặc theo một phong cách thời trang theo ý định của nhà sản xuất. Người nghệ sĩ bị kiểm soát một cách chặt chẽ, khả năng sáng tạo bị thui chột, đó chính là cái kết cho điều gọi là "biểu diễn thụ động".

Tài năng thật sự không phải lúc nào cũng chiến thắng

Trong chương trình UK X Factor, có những thí sinh lọt vào vòng chung kết mặc dù tài năng của họ chỉ là một dấu chấm hỏi cho nhiều khán giả. Chẳng hạn như Jedward, một cậu trai tuổi teen dễ thương, sở hữu một giọng hát ở mức trung bình kém nhưng bù lại có cách biểu diễn lạ mắt; hay anh chàng già nhất chương trình Wagner với giọng ca được đánh giá hay thì ít mà sến thì nhiều...
Nên nhớ rằng, tiêu chí đều tiên của chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình là tính giải trí, vì vậy việc chương trình dùng chiêu trò, mưu lược để lôi kéo khán giả là điều dễ hiểu, nên không phải lúc nào có tài năng thực sự cũng là người thắng cuộc.
Thời nay, giới trẻ thường muốn trở nên nổi tiếng - dù chỉ là hư danh. Nhiều người nổi tiếng đạt được thành công ở một lĩnh vực nhất định nào đó, có thể họ ngày nào cũng xuất hiện nhan nhản trên các bìa tạp chí này, tờ báo khác nhưng chưa chắc đã có sự tài cán thực sự.  

Một vài em thì gần như là ngộ nhận trong khi bản thân các em không hề có thế mạnh nổi trội hay tài năng nào để có thể thi thố với người khác. Thực tế là trong một chương trình tìm kiếm tài năng có đến hàng trăm nghìn bạn trẻ tham gia đăng ký và thi thố nhưng chỉ một con số rất ít mới đi được đến đích. Những em bị loại có thể cảm thấy sốc, choáng hoặc thậm chí có em còn hùng hồn tuyên bố sẽ không sớm từ bỏ mà sẽ “phục thù” vào mùa giải năm sau. Có em lại quay sang công kích giám khảo vì đã “nỡ” kết thúc giấc mơ của mình!

Tâm điểm showbiz Việt
Bước nhảy Hoàn vũ 2012

Vietnam's Got Talent 2012
'ĐẶC SẢN' của Giaoduc.net.vn
Bản tin sao Việt
ĐỘC ĐÁO - chỉ có ở Giaoduc.net.vn
Thi ảnh Gương mặt Nữ sinh trong mơ
Khoảnh khắc có 1-0-2 của sao Việt
Sao Việt và những người bạn "cắn đôi con chấy"   Lỗi ngớ ngẩn trong phim nổi tiếng
Phim kiếm hiệp Kim Dung   Tây Du Ký - chuyện chưa bao giờ kể
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Đàm Vĩnh Hưng
Hồ Ngọc Hà
Tăng Thanh Hà
Thủy Tiên
Văn Mai Hương Minh Hằng
Jennifer Phạm Ngọc Trinh
Long Hy