Thông tin hiếm có về các mỹ nhân Tây Du Ký 1986 (P5)

03/04/2012 22:48
Long Hy (tổng hợp)
(GDVN) - Trong phim “Tây du ký” có không ít các mỹ nhân từng vào vai thần phật, công chúa, thường dân hay yêu tinh…họ đa phần là những người đẹp thuộc các trường điện ảnh diễn xuất, ca múa nhạc mà ra. Hơn 20 năm qua, hẳn nhiều khán giả Việt Nam cũng như Trung Quốc đều tò mò muốn biết về cuộc sống ngoài đời cũng như sự nghiệp của họ ra sao. Dưới đây là những thông tin hiếm có khó tìm về các mỹ nhân Tây Du Ký một thời.
18. Tì Bà Tinh – Lý Vân Quyên. Xuất hiện ở tập “Lấy kinh ở vương quốc phụ nữ”, vào vai yêu tinh bọ cạp bên cạnh nhân vật quố vương nữ quốc.
18. Tì Bà Tinh – Lý Vân Quyên. Xuất hiện ở tập “Lấy kinh ở vương quốc phụ nữ”, vào vai yêu tinh bọ cạp bên cạnh nhân vật quố vương nữ quốc.
Bà xuất thân là diễn viên kinh kịch và là con nhà nòi trong nghệ thuật kinh kịch.
Bà xuất thân là diễn viên kinh kịch và là con nhà nòi trong nghệ thuật kinh kịch.
Được nhận vai Tì Bà Tinh với Lý Văn Quyên cũng là cơ hội hết sức tình cờ, vốn là diễn viên kinh kịch kinh điển, điều này có thể nhận thấy ánh mắt của bà trong lúc diễn xuất.
Được nhận vai Tì Bà Tinh với Lý Văn Quyên cũng là cơ hội hết sức tình cờ, vốn là diễn viên kinh kịch kinh điển, điều này có thể nhận thấy ánh mắt của bà trong lúc diễn xuất.
19. Na Tra – Ngải Kim Mai. Là diễn viên hạng A của Trung Quốc, là diễn viên võ chủ đạo của Viện kinh kịch Giang Tô thuộc Đoàn diễn xuất thanh niên, hội viên hội hí kịch Trung Quốc, là đại biểu quốc hội khóa 9, khóa 10, đại biểu hội phụ nữ toàn quốc lần 7… Hiện tại bà là Phó chủ tịch Trường hí kịch Giang Tô và là Đảng viên.
19. Na Tra – Ngải Kim Mai. Là diễn viên hạng A của Trung Quốc, là diễn viên võ chủ đạo của Viện kinh kịch Giang Tô thuộc Đoàn diễn xuất thanh niên, hội viên hội hí kịch Trung Quốc, là đại biểu quốc hội khóa 9, khóa 10, đại biểu hội phụ nữ toàn quốc lần 7… Hiện tại bà là Phó chủ tịch Trường hí kịch Giang Tô và là Đảng viên.
20. Cao Thúy Lan – Nguỵ Tuệ Lan. Vào vai con gái cả của gia trang và là vợ của Trư Bát Giới.
20. Cao Thúy Lan – Nguỵ Tuệ Lan. Vào vai con gái cả của gia trang và là vợ của Trư Bát Giới.
Với diễn xuất vai Cao Thúy Lan tuy không có gì đặc sắc nhưng với vai Cao Thúy Lan do Tôn Ngộ Không biến thành thì bà thể hiện rất thành công.
Với diễn xuất vai Cao Thúy Lan tuy không có gì đặc sắc nhưng với vai Cao Thúy Lan do Tôn Ngộ Không biến thành thì bà thể hiện rất thành công.
Bà tốt nghiệp Trường kịch Sơn Đông, từng là diễn viên kinh kịch và là diễn viên nòng cốt của Viện kinh kịch Sơn Đông. Khi đoàn Tây Du Ký quay ở Sơn Đông và đã mời bà vào vai Cao Thúy Lan ở tập này.
Bà tốt nghiệp Trường kịch Sơn Đông, từng là diễn viên kinh kịch và là diễn viên nòng cốt của Viện kinh kịch Sơn Đông. Khi đoàn Tây Du Ký quay ở Sơn Đông và đã mời bà vào vai Cao Thúy Lan ở tập này.
21. Bạch Long Mã - Nhậm Văn Kiên. Từ đài truyền hình đến nhiều tờ báo của Trung Quốc lâu nay đều đưa tin người đóng vai cô gái do Bạch Long Mã hoá thân đánh nhau với Hoàng Bào quái là MC nổi tiếng của CCTV Chu Đào. Điều này làm Lục Tiểu Linh Đồng bức xúc, và đính chính người đóng vai này không phải Chu Đào mà là một cô gái ở Vân Nam mà ông cũng không biết tên. Sau khi nhờ bạn bè ở Vân Nam giúp đỡ, tháng 08. 2008, Lục Tiểu Linh Đồng đã tìm lại được cô gái đóng vai này năm xưa trong dịp về Côn Minh quảng bá cho suốn sách của mình. Đó là Nhậm Văn Kiên, theo học võ thuật tại Đại học Thể thao thanh niên Vân Nam từ năm 1976.
21. Bạch Long Mã - Nhậm Văn Kiên. Từ đài truyền hình đến nhiều tờ báo của Trung Quốc lâu nay đều đưa tin người đóng vai cô gái do Bạch Long Mã hoá thân đánh nhau với Hoàng Bào quái là MC nổi tiếng của CCTV Chu Đào. Điều này làm Lục Tiểu Linh Đồng bức xúc, và đính chính người đóng vai này không phải Chu Đào mà là một cô gái ở Vân Nam mà ông cũng không biết tên. Sau khi nhờ bạn bè ở Vân Nam giúp đỡ, tháng 08. 2008, Lục Tiểu Linh Đồng đã tìm lại được cô gái đóng vai này năm xưa trong dịp về Côn Minh quảng bá cho suốn sách của mình. Đó là Nhậm Văn Kiên, theo học võ thuật tại Đại học Thể thao thanh niên Vân Nam từ năm 1976.
22. Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại Phân, sinh năm 1943. Bà còn có biệt danh là Hồng Huy, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc. Xuất thân Tả Đại Phân là diễn viên Tương kịch (một loại hình sân khấu hý khúc đặc trưng của tỉnh Hồ Nam). Năm 1976, Tả Đại Phân đóng vai Quan Âm trong một vở Tương kịch mang tên Truy ngư ký. Nữ đạo diễn Dương Khiết sau khi xem vở diễn đó, đã vào hậu trường nói với Tả Đại Phân rằng: “Cô đóng vai Quan Âm rất đạt, nếu sau này có dịp làm phim về Quan Âm, nhất định tôi sẽ mời cô”. Không ngờ câu nói của đạo diễn Dương Khiết khi đó lại mở lối cho thành công của Tả Đại Phân sau này. Nhân vật Phật Bà với phong cách cư xử hợp tình hợp nghĩa, trang phục thanh lịch và tác phong tao nhã đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng rất nhiều lớp khán giả yêu thích bộ phim Tây Du Kí.
22. Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại Phân, sinh năm 1943. Bà còn có biệt danh là Hồng Huy, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc. Xuất thân Tả Đại Phân là diễn viên Tương kịch (một loại hình sân khấu hý khúc đặc trưng của tỉnh Hồ Nam). Năm 1976, Tả Đại Phân đóng vai Quan Âm trong một vở Tương kịch mang tên Truy ngư ký. Nữ đạo diễn Dương Khiết sau khi xem vở diễn đó, đã vào hậu trường nói với Tả Đại Phân rằng: “Cô đóng vai Quan Âm rất đạt, nếu sau này có dịp làm phim về Quan Âm, nhất định tôi sẽ mời cô”. Không ngờ câu nói của đạo diễn Dương Khiết khi đó lại mở lối cho thành công của Tả Đại Phân sau này. Nhân vật Phật Bà với phong cách cư xử hợp tình hợp nghĩa, trang phục thanh lịch và tác phong tao nhã đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng rất nhiều lớp khán giả yêu thích bộ phim Tây Du Kí.
Vì muốn diễn tốt vai Quan Âm, mỗi khi đoàn làm phim đặt chân đến một nơi nào đó, Tả Đại Phân đều đích thân đi thắp hương các ngôi chùa tại đây, nhằm quan sát nét mặt, cử chỉ, tư thế của tượng Quan Âm và các vị La Hán. Dần dần chị tìm được cảm giác nhập vai, thể hiện nhân vật Phật bà Quan Âm một cách thanh khiết và trang nghiêm. Từng quen biết cố chủ tịch Mao Trạch Đông và kết bạn vong giao nên cuộc đời của bà càng thêm nhiều những bí mật nhỏ.
Vì muốn diễn tốt vai Quan Âm, mỗi khi đoàn làm phim đặt chân đến một nơi nào đó, Tả Đại Phân đều đích thân đi thắp hương các ngôi chùa tại đây, nhằm quan sát nét mặt, cử chỉ, tư thế của tượng Quan Âm và các vị La Hán. Dần dần chị tìm được cảm giác nhập vai, thể hiện nhân vật Phật bà Quan Âm một cách thanh khiết và trang nghiêm. Từng quen biết cố chủ tịch Mao Trạch Đông và kết bạn vong giao nên cuộc đời của bà càng thêm nhiều những bí mật nhỏ.
Hiện tại đã bước vào tuổi 60 và đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch văn hóa thông tin tỉnh Hồ Nam và phó chủ tịch hiệp hội kịch nghệ của tỉnh. Bắt đầu từ năm 2003, chị tập trung tâm sức vào việc truyền nghề cho lớp diễn viên trẻ bộ môn Tương kịch, tất cả học sinh trong lớp đều là niềm tự hào của chị.
Hiện tại đã bước vào tuổi 60 và đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch văn hóa thông tin tỉnh Hồ Nam và phó chủ tịch hiệp hội kịch nghệ của tỉnh. Bắt đầu từ năm 2003, chị tập trung tâm sức vào việc truyền nghề cho lớp diễn viên trẻ bộ môn Tương kịch, tất cả học sinh trong lớp đều là niềm tự hào của chị.
23. Nhạc mẫu Trư Bát Giới - Thương Hướng Ngọc. Chắc hẳn nhìn hình mọi người sẽ nhận ra bà.
23. Nhạc mẫu Trư Bát Giới - Thương Hướng Ngọc. Chắc hẳn nhìn hình mọi người sẽ nhận ra bà.
Thương Hướng Ngọc (thứ 3 từ phải qua) cùng nữ đạo diễn Dương Khiết, linh hồn của bộ phim.
Thương Hướng Ngọc (thứ 3 từ phải qua) cùng nữ đạo diễn Dương Khiết, linh hồn của bộ phim.
24. Xa Trì Quốc hoàng hậu – Triệu Lệ Dung. Là giáo viên người Thiên Tân, là tác gia nổi tiếng của các tiểu phẩm, nhà phê bình nghệ thuật biểu diễn. Tham gia Tây Du Ký với vai Hoàng Hậu nước Xa Trì, có các nhân vật Hổ Lực đại tiên, Dương Lực đại tiên và Thọ Lộc đại tiên được thưởng thức “nước thánh” của Tôn Ngộ Không, và đó là vai diễn đầu đời của bà. Bà qua đời tại Bắc Kinh ngày 17/07 năm 2000 do ung thư phổi, thọ 72 tuổi.
24. Xa Trì Quốc hoàng hậu – Triệu Lệ Dung. Là giáo viên người Thiên Tân, là tác gia nổi tiếng của các tiểu phẩm, nhà phê bình nghệ thuật biểu diễn. Tham gia Tây Du Ký với vai Hoàng Hậu nước Xa Trì, có các nhân vật Hổ Lực đại tiên, Dương Lực đại tiên và Thọ Lộc đại tiên được thưởng thức “nước thánh” của Tôn Ngộ Không, và đó là vai diễn đầu đời của bà. Bà qua đời tại Bắc Kinh ngày 17/07 năm 2000 do ung thư phổi, thọ 72 tuổi.
25. Hoàng hậu Thiên Trúc – Vu Hồng. Vợ của Lục Tiểu Linh Đồng, đồng thời là thư ký trường quay kiêm diễn viên phụ trong hai tập phim Quét tháp biện kỳ oan và Thiên Trúc thu Ngọc thử. Trong các tập phim này, Vu Hồng lần lượt đảm nhiệm vai diễn Sứ giả nước ngoài và Hoàng hậu Thiên Trúc.
25. Hoàng hậu Thiên Trúc – Vu Hồng. Vợ của Lục Tiểu Linh Đồng, đồng thời là thư ký trường quay kiêm diễn viên phụ trong hai tập phim Quét tháp biện kỳ oan và Thiên Trúc thu Ngọc thử. Trong các tập phim này, Vu Hồng lần lượt đảm nhiệm vai diễn Sứ giả nước ngoài và Hoàng hậu Thiên Trúc. 
Chuyện tình của Tôn Ngộ Không và hoàng hậu Thiên Trúc một thời gian dài khiến dư luận hâm mộ. Cả hai kết hôn khi Lục Tiểu Linh Đồng mới 24 tuổi. Họ cũng là cặp đôi nghệ sỹ hạnh phúc bền chặt trong làng giải trí hiện nay.
Chuyện tình của Tôn Ngộ Không và hoàng hậu Thiên Trúc một thời gian dài khiến dư luận hâm mộ. Cả hai kết hôn khi Lục Tiểu Linh Đồng mới 24 tuổi. Họ cũng là cặp đôi nghệ sỹ hạnh phúc bền chặt trong làng giải trí hiện nay.
Long Hy (tổng hợp)