Vụ chìm đò ở Quảng Nam: Thai phụ nhường phao cứu người

21/11/2011 10:05
Hoàng Anh Dương
(GDVN) - Khi phà bị chìm, các em học sinh phải tranh phao tròn với người lớn để tìm hy vọng sống sót chứ hoàn toàn không có áo phao mặc sẵn trên người.
Xin bấm F5 để tiếp tục cập nhật... Thanh niên đưa tin, thi thể chị Thẩm được đưa về nhà chồng. Anh Nguyễn Bá Võ, 29 tuổi, chồng chị Thẩm nằm bất động, rã rời khi nghe tin người vợ vừa kết hôn và thai nhi 2 tháng tuổi gặp nạn.   Thi thể chị Thẩm được đưa về nhà chồng ở thôn 4, xã Tam Hải. Gia đình nạn nhân cho biết, chị Thẩm vừa có kết quả siêu âm thông báo tin vui đã mang thai được hơn 2 tháng với gia đình. Khoảng 6 giờ ngày 21.11, anh Võ chở chị Thẩm ra ngã ba thôn 3, xã Tam Hải để chị Thẩm đi làm cùng với chị Khánh, người cùng làm Công ty TNHH liên doanh Như Thành (Cụm công nghiệp khối 7, thị trấn Núi Thành, H.Núi Thành). Đến 6 giờ 30 phút, nhận được hung tin, cả gia đình chị Thẩm lao ra bến đò Tam Hải. Lúc này, chị Thẩm được đưa vào trạm xá xã Tam Hải nhưng đã quá muộn. Ông Lê Túc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH liên doanh Như Thành, cho biết công đoàn công ty đã đến thăm hỏi, động viên người nhà chị Thẩm; hỗ trợ 2 triệu đồng để gia đình lo chuyện tang gia.
Bà Nguyễn Thị Thoáng 60 tuổi (bên trái, mẹ chồng nạn nhân) và bà Đoàn Thị Hiền (53 tuổi, mẹ ruột nạn nhân) đau khổ khi mất con. - Ảnh: Nguyễn Tú/Thanh niên
Bà Nguyễn Thị Thoáng 60 tuổi (bên trái, mẹ chồng nạn nhân) và bà Đoàn Thị Hiền (53 tuổi, mẹ ruột nạn nhân) đau khổ khi mất con. - Ảnh: Nguyễn Tú/Thanh niên
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Quyết, thôn 3, người thoát chết trên chuyến phà chìm: khi chuyến phà từ bờ sông xã Tam Hải sang Tam Quang đi được nửa khúc sông thì nước tràn vào. Lúc này, mọi người hoảng loạn vì số lượng áo phao đã ít mà còn bị khóa chặt vào thành phà. Bà Quyết cho biết chị Khánh (một hành khách cùng đi trên phà) đã nhanh tay giật được hai chiếc áo phao và đưa cho chị Thẩm. Tuy nhiên, chị Thẩm đã đưa một áo phao cho bà Quyết, cái còn lại chị đưa cho một người khác. Khi phà chuẩn bị chìm, mọi người nhảy xuống nước, bà Quyết và chị Khánh được chị Nhung, lái đò ở thôn 2 vớt được. Còn chị Thẩm và bà Lê Thị Thái (48 tuổi, trú thôn 2) bị nước cuốn trôi ra xa nên ôm nhau nổi giữa dòng nước. Tuy nhiên, khi đò chèo đến nơi thì chỉ vớt được bà Thái, chị Thẩm bị đuối sức đã buông tay chìm xuống sông. Thi thể chị Thẩm được vớt sau đó khoảng 15 phút ngay trên chiếc phà chìm.11h30, ông Nguyễn Đức Tục, Bí thư Đảng uỷ xã Tam Hải cho biết, người điều khiển phương tiện là tài công Phạm Văn Thu (30 tuổi), sau khi đò chìm, cơ quan chức năng không tìm thấy ông này. Người dân nhận định, tài công Thu biết bơi lội nên chắc chắn không thể bị chết chìm mà nhiều khả năng đã bỏ trốn. Người bị chết vớt xác đầu tiên, chị Thẩm được xác định là đang mang thai. Theo ông Tục, điều rất đang quan ngại tới thời điểm 11h cùng ngày, số người thiệt mạng nhiều khả năng không dừng lại ở 1 người, vì vẫn chưa rõ có bao nhiêu hành khách, đặc biệt là bao nhiêu em học sinh đi trên chuyến phà bị chìm. Hơn nữa, người dân địa phương không có thói quen mặc áo phao khi qua sông (?) nên trên phà chỉ trang bị một số phao tròn. Cũng có nghĩa, khi phà bị chìm, các em học sinh bé nhỏ phải tranh phao tròn với người lớn để tìm hy vọng sống sót chứ hoàn toàn không có áo phao mặc sẵn trên người. Hiện, số người vớt được sống sót chỉ mới khoảng 20 người. Trong khi đó, nhiều người dân cho biết, chuyến phà trên đã chở ít nhất từ 30 đến 35 người. Nguyên nhân được ông Tục nhận định, có thể, ngoài lượng hành khách qua lại buôn bán mỗi sáng, còn do các em học sinh dồn vào những chuyến phà đầu giờ để sang sông cho kịp chào cờ đầu tuần. Cùng với đó là một xe tải chở gỗ rất nặng nên chiếc phà có thể quá tải. Hiện lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm. Khoảng 6h 30 ngày 21/11, tại bến đò Kỳ Hà, huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) chiếc phà mang biển hiệu 0379 của huyện Núi Thành đang chở hàng chục người đi từ xã Tam Hải sang Tam Quang, khi ra đến giữa sông thì bị chìm.
Người dân may mắn sống sót được đưa lên bờ
Người dân may mắn sống sót được đưa lên bờ
Đội cứu hộ tiếp cận cứu người trên đò bị chìm
Đội cứu hộ tiếp cận cứu người trên đò bị chìm
Thông tin ban đầu xác định đã có một người chết, nạn nhân là chị Vũ Thị Thẩm (27 tuổi ở thôn Thuận An, xã Tam Hải) hiện đã vớt được xác. Theo một số người dân tại địa phương cho biết, trên phà lúc ấy có khoảng 30 đến 35 người, chủ yếu là công nhân và học sinh, và một chiếc xe tải trọng tải khoảng gần 2 tấn chở đầy gỗ dương liễn. Đây là chuyến phà thứ 3 trong ngày. Rất may, khi chìm có một chiếc tàu giã cào vừa tới nên đã cứu được khoảng hơn 10 người. Số còn lại, vẫn đang bị mất tích.  Đến 9 giờ sáng nay, các lực lượng chức năng gồm: bộ đội, cảnh sát giao thông, dân quân và nhân dân 2 xã Tam Hải và Tam Quang và huyện Núi Thành vẫn đang tập trung tìm kiếm cứu nạn. Được biết, con phà chìm bằng gỗ đã cũ. Từ tháng 7/2011, xã Tam Hải đã đưa vào sử dụng con phà mới bằng sắt trị giá trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn dùng cả hai phà để chuyên chở khách.
Hiểm họa báo trước

Tính đến 12 giờ trưa nay 21.11, lực lượng trục vớt đã đưa được 15 xe gắn máy, 4 xe đạp và thi thể chị Võ Thị Thiện Thẩm lên bờ. Riêng chiếc phà bị chìm vẫn đang được trục vớt.

Theo thống kê ban đầu của lực lượng Bộ đội Biên phòng, danh sách xác nhận có 40 người mua vé đi phà. Tuy nhiên, học sinh và giáo viên được miễn vé đi phà nên có khả năng số người đi phà lên đến gần 50 người.

Vụ phà chìm đã gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương vì sự việc đã được cảnh báo cả tháng nay.

Theo UBND xã Tam Hải, bến sông Trường Giang từ xã Tam Hải sang Tam Quang có hai chiếc phà sắt.


Chiếc phà mới công suất 74CV sau hai tháng hoạt động đã bị hư hỏng nhưng không được sửa chữa kịp thời. Gần một tháng qua, người dân phải đi chiếc phà cũ, công suất 33CV dẫn đến quá tải và chìm phà. - Ảnh: Nguyễn Tú

Trong đó, chiếc phà vừa chìm có công suất 33CV, hoạt động đã nhiều năm nay, hiện đã xuống cấp và đã từng bị phá nước, nước tràn vào bên trong.

Trong khi đó, sau khi đưa chiếc phà mới đóng công suất 74CV vào hoạt động cách đây 3 tháng, UBND xã Tam Hải đã tăng giá đi phà thêm 1.000 đồng/khách.

Tuy nhiên một tháng qua, chiếc phà này phải nằm bờ vì bị hỏng máy, các mối hàn bị sự cố không thể hoạt động.

UBND xã Tam Hải cũng đã đề nghị đơn vị đóng phà bảo hành nhưng chưa được giải quyết.

Trước tình hình trên, UBND xã Tam Hải đưa chiếc phà cũ hoạt động trở lại bởi phà là phương tiện duy nhất giúp người dân xã Tam Hải qua lại với bên ngoài.

Chị Huỳnh Thị Út, 49, trú thôn Đông Tuần, xã Tam Hải cho biết, hôm nào vắng bóng CSGT thì phà cho cả xe tải chở vật liệu xây dựng xuống.

Chị Út nói chị đã từng kiến nghị với UBND xã Tam Hải nhưng những chuyến phà quá tải vẫn tiếp diễn.

(Thanh niên)
Danh sách hành khách đi trên phà biển kiểm soát QNa-0379 (có vé)

1. Hoàng Thanh Hiếu
2. Phạm Hữu Lâm
3. Phạm Hồng Thư (21 tuổi)
4. Võ Thành Được
5. Trần Văn Nam (28 tuổi)
6. Huỳnh Nhất Danh
7. Huỳnh Tấn Lực
8. Phạm Hữu Tài
9. Phạm Văn Tám
10. Lê Thị Thay
11. Võ Văn Mến
12. Thủy
13. Đào Thị Hoàng Yến
14. Trần Thị Hà Quyên
15. Trần Thị Minh Tuyền
16. Trần Thị Mỹ Duyên
17. Nguyễn Đại
18. Bùi Văn Thu (lái đò)
19. Lê Tấn Thấn (bảo vệ, 53 tuổi)
20. Lê Tê Bích
21. Vũ Thị Thiện Thẩm (26 tuổi; chết, đã tìm thấy xác)
22. Phạm Đắc Mùi
23. Nguyễn Ngọc Tân
24. Khánh
25. Huỳnh Thị Kim Vũ
26. Lê Xuân Kiệt
27. Phạm Vinh
28. Trần Minh Phúc
29. Bà Niên
30. Bà Bảy Cương
31. Lê Thị Thái (48 tuổi)
32. Bùi Thị Ly
33. Trần Tấn Thành
34. Nguyễn Đức Việt (52 tuổi)
35. Trịnh Văn Khương (51 tuổi)
36. Mai Văn Quốc (24 tuổi)
37. Nguyễn Lực (51 tuổi)
38. Bùi Văn Long (31 tuổi)
39. Tạ Thị Thu Thanh (16 tuổi)
40. Đỗ Thanh Tuấn (28 tuổi)
Xin bấm F5 để tiếp tục cập nhật...
Hoàng Anh Dương