Vũ khí hạt nhân Trung Quốc còn lạc hậu rất xa so với Mỹ, Nga

09/11/2013 08:11
Đông Bình
(GDVN) - Đây là điểm yếu nhất trong "chiến lược trỗi dậy" của Trung Quốc, nhưng thực trang kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thế nào vẫn còn nhiều phỏng đoán.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31 của Pháo binh 2 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31 của Pháo binh 2 Trung Quốc

Đài tiếng nói nước Nga ngày 5 tháng 11 có bài viết cho rằng, Trung Quốc bước vào thị trường công nghệ hạt nhân một cách đáng ngạc nhiên, đứng đầu thế giới về số lượng nhà máy điện hạt nhân, đồng thời còn đang ra sức phát triển chương trình tên lửa hạt nhân.

"Chiến lược hạt nhân hòa bình" của Trung Quốc nhằm phát triển năng lượng hạt nhân hiện chỉ chiếm 2% sản xuất năng lượng điện của Trung Quốc. Hiện nay, năng lượng chính của Trung Quốc đến từ đốt than của các nhà máy nhiệt điện, chiếm trên 80% tổng sản lượng điện.

Ban lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ "năng lượng đen" không có triển vọng do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì vậy tích cực phát triển năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc sớm đã trở thành một thành viên trong cuộc cạnh tranh thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu. Nhưng, ở trong nước, Trung Quốc lại thiếu nguồn uranium. Do đó, Trung Quốc đã tích cực hợp tác với Kazakhstan và các nước khác khai thác nguồn uranium và nhập khẩu, cùng với việc khai thác tài nguyên uranium mới của bản thân Trung Quốc, từ đó cải thiện tình hình thiếu uranium. Năm 2014, Kazakhstan có kế hoạch xuất khẩu uranium cho Trung Quốc với tổng số lượng lên tới 200 tấn (từ 2 tấn trước đây).

Andrei Gubin, chuyên nga Nga cho rằng, tiềm năng xuất khẩu công nghệ hạt nhân hiện nay của Trung Quốc có thể được đánh giá là "không phải là rất lớn - mô hình trước đã lạc hậu, không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hiện đại".

Tên lửa chiến lược DF-31 Trung Quốc
Tên lửa chiến lược DF-31 Trung Quốc

Nhà khoa học Nga này cho rằng, Trung Quốc nếu muốn sản xuất lò phản ứng thế hệ thứ ba phiên bản mới nhất và trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của Mỹ, Pháp và Nga trên thị trường công nghệ lò phản ứng hạt nhân, thì còn phải mất thời gian 15 năm nữa.

Đối với Nga, thị trường năng lượng hạt nhân Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt.

Thứ nhất, điều này do Trung Quốc là một trong số ít những thị trường công nghệ cao, ở đây, Nga phần nào tự tin khi cạnh tranh với Mỹ và Pháp. Các chuyên gia cho rằng, trong lĩnh vực phát triển công nghệ hạt nhân, Trung Quốc hiện kém Nga "một nửa".

Điều này tạm thời đã giúp Nga có thêm cơ hội trên phương diện công nghệ, chất lượng dịch vụ và an toàn cao. Nhưng, không loại trừ các nước lớn trên thị trường công nghệ hạt nhân - Nga, Mỹ và Pháp sẽ nhanh chóng đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc.

Thứ hai, "lịch sử Điền Loan" của hai nước Nga-Trung hiện phát triển rất thuận lợi. Năm 1992, hai nước Nga-Trung đã ký thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc 2 lò phản ứng và xây dựng nhà máy điện hạt nhân Điền Loan ở ngoại ô Thượng Hải, đây cũng là khởi đầu của "lịch sử Điền Loan".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A, Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A, Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc

Việc thực hiện hợp đồng có tổng kim ngạch là 3,2 tỷ USD và việc đầu tư sản xuất 2 tổ máy phát điện của nhà máy điện hạt nhân năm 2007 đã mở ra trang đầu tiên cho "lịch sử Điền Loan". Trước đó không lâu (ngày 19 tháng 10 năm 2013), hai nước Nga-Trung đã ký một thỏa thuận có liên quan đến việc cung cấp cho Trung Quốc nhiên liệu hạt nhân trị giá 1 tỷ USD và xây dựng tổ máy phát điện thứ 5 và thứ 8.

Sau khi Trung Quốc có được vị thế nước lớn trên thế giới, đã xuất hiện tính tất yếu khách quan về việc tăng cường vị thế hạt nhân chiến lược của họ. Hiện nay, họ còn lạc hậu xa so với những người dẫn trước truyền thống - Mỹ và Nga.

Đối với rất nhiều chuyên gia Trung Quốc, sự lạc hậu này là một điểm yếu nhất trong "chiến lược trỗi dậy", đồng thời chỉ ra "đối đầu, thậm chí xảy ra xung đột với Mỹ trong tương lai" khó tránh khỏi. Thậm chí có học giả Trung Quốc cho rằng, đến năm 2020, trình độ vũ khí chiến lược của Trung Quốc không chỉ cần ngang bằng với các nước lớn chính, hơn nữa còn phải thay thế Nga trở thành lực lượng "ngăn chặn chiến lược đối với Mỹ".

Hiện nay, không thể thực sự biết rõ được chất lượng và số lượng cấu thành lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Báo cáo thường niên của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, Trung Quốc có 1 kho vũ khí với khoảng 180 đầu đạn hạt nhân đang triển khai, toàn bộ kho chứa khoảng 240 đầu đạn, đồng thời còn có 50-70 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phiên bản trên bộ và trên biển.

Tên lửa đạn đạo DF-31A
Tên lửa đạn đạo DF-31A

Theo dự đoán của Thượng tướng Viktor Yesin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Trung Quốc hiện có 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân, chứ không phải vài trăm như nhiều quan điểm khác. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Nga, nhà máy hạt nhân Trung Quốc có thể sản xuất uranium vũ khí tới 40 tấn plutonium vũ khí tới 10 tấn. Nguyên liệu nhiều như vậy có thể bảo đảm cho Trung Quốc có thể sản xuất khoảng 3.600 đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Yesin suy đoán, Trung Quốc ít nhất dự trữ 1 nửa trong số đó, chứ không dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân. Đồng thời, theo quan điểm của Viktor Yesin, thời đại "trong tương lai, khi xem xét bất cứ hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí hạt nhân nào giữa Nga-Mỹ, đều phải coi nhân tố Trung Quốc" đã đến.

Một số chuyên gia phương Tây cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đã tương đương với tổng của hai nước Anh, Pháp, đã đứng vị trí thứ ba trong số "5 nước lớn hạt nhân". Một số chuyên gia khác xếp Trung Quốc ở vị trí thứ năm, sau Mỹ, Nga, Anh và Pháp.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Mỹ
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga

Đông Bình