Những bức ảnh vũ trụ nổi bật nhất tuần qua

01/04/2012 11:12
Tạ Vân ( theo National Geographic)
(GDVN) - Cùng ngắm nhìn lại những bức ảnh đẹp và nổi bật nhất được National Geographic lựa chọn tuần qua
1. Xương rồng đêm Những cây xương rồng khổng lồ như đang chạm vào các vì tinh tú trên bầu trời trong một bức ảnh được chụp tại đảo xương rồng Isla de Pescado thuộc cánh đồng muối ở Salar de Uyuni, Bolivia . Salar là cánh đồng muốn lớn nhất trên thế giới với diện tích hơn 8.028 km2 thuộc cao nguyên Andean và cao hơn 3,600 m so với mực nước biển. NASA cho biết, một vài hòn đảo bị cô lập trong sa mạc muối này được tạo lên từ các dải đá ngầm và bao phủ bởi đá núi lửa.
1. Xương rồng đêm
Những cây xương rồng khổng lồ như đang chạm vào các vì tinh tú trên bầu trời trong một bức ảnh được chụp tại đảo xương rồng Isla de Pescado thuộc cánh đồng muối  ở Salar de Uyuni, Bolivia . Salar là cánh đồng muốn lớn nhất trên thế giới với diện tích hơn 8.028 km2 thuộc cao nguyên Andean và cao hơn 3,600 m so với mực nước biển. NASA  cho biết, một vài hòn đảo bị cô lập trong sa mạc muối này được tạo lên từ các dải đá ngầm và bao phủ bởi đá núi lửa. 
2. Đám bụi hình đôi cánh thiên nga mỏng manh Đây là hình ảnh về các tua bụi và khí tỏa sáng nổi bật trên nền trời sao mà NASA chụp được gần đây. Khả năng quan sát tia cực tím của tàu vũ trụ đã giúp ích cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu những vật chất trong không gian cách đây khoảng mười tỷ năm. Cách trái đất 1500 năm ánh sáng, chòm sao Cygnus, loại tinh vân giống hình con thiên nga chính là tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách đây khoảng 5.000 đến 8.000 năm. Luồng sáng này khá mỏng vì khí của nó vẫn đang được làm nóng bởi các sóng xung từ vụ nổ sao.
2. Đám bụi hình đôi cánh thiên nga mỏng manh
Đây là hình ảnh về các tua bụi và khí tỏa sáng nổi bật trên nền trời sao mà NASA chụp được gần đây. Khả năng quan sát tia cực tím của tàu vũ trụ đã giúp ích cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu những vật chất trong không gian cách đây khoảng mười tỷ năm. Cách trái đất 1500 năm ánh sáng, chòm sao Cygnus, loại tinh vân giống hình con thiên nga chính là tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách đây khoảng 5.000 đến 8.000 năm. Luồng sáng này khá mỏng vì khí của nó vẫn đang được làm nóng bởi các sóng xung từ vụ nổ sao.
3. Ba ngôi lùn đỏ Bức ảnh này thu được từ kính thiên văn High Accuracy Radial velocity Planet Searcher ( HARPS) thuộc Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam , cho thấy hình ảnh về ba ngôi sao lùn đỏ trong đó có một ngôi sao mang tên Gliese 667C (bên trái) được gọi với cái tên “ super Earth” và hai ngôi sao bé hơn và dịu hơn mặt trời ( bên phải) đang được bảo quanh bởi một vùng đá. Nhờ phổ kế HARPS mà trung tâm này đã phát hiện ra nhiều hành tinh lạ ngoài không gian.
3. Ba ngôi lùn đỏ
Bức ảnh này thu được từ kính thiên văn High Accuracy Radial velocity Planet Searcher ( HARPS) thuộc Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam , cho thấy hình ảnh về ba ngôi sao lùn đỏ trong đó có một ngôi sao mang tên Gliese 667C (bên trái) được gọi với cái tên “ super Earth” và hai ngôi sao bé hơn và dịu hơn mặt trời ( bên phải) đang được bảo quanh bởi một vùng đá. Nhờ phổ kế HARPS mà trung tâm này đã phát hiện ra nhiều hành tinh lạ ngoài không gian.
4. Giáng sinh tháng ba Hình ảnh những ngôi sao sáng lấp lánh của chòm sao “cây giáng sinh” làm hiện rõ vùng khuếch tán của bụi và khí của tinh vân Cone được chụp lại bởi một nhà thiên văn tại Australia. Được biết đến với cái tên NGC 2264, chòm sao và tinh vân này cách chòm sao Monoceros (kỳ lân) khoảng 2.700 năm ánh sáng.
4. Giáng sinh tháng ba
Hình ảnh những ngôi sao sáng lấp lánh của chòm sao “cây giáng sinh” làm hiện rõ vùng khuếch tán của bụi và khí của tinh vân Cone được chụp lại bởi một nhà thiên văn tại Australia. Được biết đến với cái tên NGC 2264, chòm sao và tinh vân này cách chòm sao Monoceros (kỳ lân) khoảng 2.700 năm ánh sáng.
5. Vết nứt không gian Giống như một vết rạn nứt của thời gian và không gian, ánh sáng tia hồng ngoại của thiên hà xoắn ốc NGC 891 được nhìn thấy từ trái đất và dường như hình ảnh này bị hạn chế trong hình ảnh do kính thiên văn Spitzer chụp lại.
5. Vết nứt không gian
 Giống như một vết rạn nứt của thời gian và không gian, ánh sáng tia hồng ngoại của thiên hà xoắn ốc NGC 891 được nhìn thấy từ trái đất và dường như hình ảnh này bị hạn chế trong hình ảnh do kính thiên văn Spitzer chụp lại. 
6. Cuộc chiến sắc màu trên sao Hỏa Bề mặt của sao Hỏa trở thành cuộc bạo động màu sắc trong bức hình mới chụp tại vùng Nili Fossae từ tàu vũ trụ quan sát sao Hỏa của NASA. Nhìn cận cảnh ta có thể thấy màu sắc được tạo lên do quá trình tác động cổ đại. Mỗi khoáng vật đều có màu sắc khác nhau và làm cho đá trông giống như cầu vồng tan.
6. Cuộc chiến sắc màu trên sao Hỏa
Bề mặt của sao Hỏa trở thành cuộc bạo động màu sắc trong bức hình mới chụp tại vùng Nili Fossae từ tàu vũ trụ quan sát sao Hỏa của NASA. Nhìn cận cảnh ta có thể thấy màu sắc được tạo lên do quá trình tác động cổ đại. Mỗi khoáng vật đều có màu sắc khác nhau và làm cho đá trông giống như cầu vồng tan.
7. Thiên hà UFO Thiên hà xoắn ốc NGC 2683 dường như đang liệng giống như một chiếc đĩa bay và được đặt biệt danh là thiên hà UFO trong một bức ảnh thu được gần đây từ kính thiên văn Hubble. Được tìm thấy vào năm 1788, thiên hà này khi nhìn ngang có cấu trúc khá giống với thiên hà Miky Way, giúp các nhà khoa học nghiên cứu rõ hơn về cấu trúc của các vệt bụi xung quanh cánh xoắn được tạo ra từ lõi lớn của thiên hà.
7. Thiên hà UFO
Thiên hà xoắn ốc NGC 2683 dường như đang liệng giống như một chiếc đĩa bay và được đặt biệt danh là thiên hà UFO trong một bức ảnh thu được gần đây từ kính thiên văn Hubble. Được tìm thấy vào năm 1788, thiên hà này khi nhìn ngang có cấu trúc khá giống với thiên hà Miky Way, giúp các nhà khoa học nghiên cứu rõ hơn về cấu trúc của các vệt bụi xung quanh cánh xoắn được tạo ra từ lõi lớn của thiên hà. 
8. Miệng núi lửa “xinh đẹp” Miệng núi lửa Hodgkins trên sao Thủy đã đem đến một một hình ảnh tuyệt vời từ phía trong.
8. Miệng núi lửa “xinh đẹp”
Miệng núi lửa Hodgkins trên sao Thủy đã đem đến một một hình ảnh tuyệt vời từ phía trong. 

Tạ Vân ( theo National Geographic)