Xóa chạy trường, chạy lớp không khó, quan trọng là có thật sự quyết tâm

29/09/2018 08:03
Vi Phương
(GDVN) - Các vị phụ huynh cùng cần nhận thức được rằng môi trường giáo dục tốt nhất là môi trường thực sự trong sạch và không có tiêu cực.

LTS: Nhiều năm gần đây vấn nạn “chạy lớp”, “chạy trường” cho con diễn ra trong khắp nơi trong cả nước. Trước tình trạng này, giảng viên Vi Phương, đang công tác tại Đại học Khoa học , Đại học Thái Nguyên đã có bài viết nêu giải pháp cho công tác quản lý của ngành nhằm chấn chỉnh những tiêu cực phát sinh trước thời gian tuyển sinh đầu cấp.

Tòa soạn xin giới thiệu cùng độc giả.

“Chạy lớp”, “chạy trường” là một trong những vấn đề dấy lên trong dư luận, tạo áp lực cho cha mẹ học sinh và cán bộ của ngành giáo dục.

Để chạy, người ta có “trăm phương, ngàn kế” để cho các con của mình được vào học chính ngôi trường mà các vị phụ huynh cho là tốt nhất.

Bên cạnh việc chạy trường, môt kiểu “chạy” khác cũng cam go, căng thẳng không kém "chạy trường" đó là việc “chạy lớp, chạy thầy”.

Áp dụng nghiêm minh các quy định của luật pháp

Theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 /10/2013 của Chính phủ về “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục”, trong Chương 2 “Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt”, tại điều 8 “Vi phạm quy định về thông báo, tư vấn tuyển sinh, xác định chỉ tiêu tuyển sinh”, ở mục 2 “Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh” ghi rõ:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thông báo tuyển sinh không đầy đủ thông tin về đối tượng tuyển sinh, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, hồ sơ người học và học phí của khóa học hoặc không thực hiện đúng với nội dung của thông báo tuyển sinh” và “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh.”.

"Chạy trường", "chạy lớp" đang là vấn nạn của giáo dục. (Ảnh minh họa)
"Chạy trường", "chạy lớp" đang là vấn nạn của giáo dục.  (Ảnh minh họa)

Cũng theo quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm”.

Tại điều 30 “Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ”, trong chương IV “Vi phạm về chế độ trách nhiệm, đạo đức lối sống...” nêu:

Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc bỏ vị trí công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Thực hiện không đúng, không đầy đủ so với quy định về báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập.

Khoản 2 điều này cũng chỉ rõ trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

Xóa chạy trường, chạy lớp không khó, quan trọng là có thật sự quyết tâm ảnh 2Minh bạch là biện pháp đơn giản để chống tham nhũng trong giáo dục

“Lạm quyền, giải quyết công việc không đúng thẩm quyền hoặc cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc; Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin, tài liệu, phương tiện liên quan đến thực thi công vụ để vụ lợi hoặc làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cơ quan, đơn vị".

Chiểu theo luật, nếu các cán bộ quản lý ngành giáo dục vi phạm pháp luật liên quan đến “chạy trường”, “chạy lớp” đều có thể bị xử phạt hành chính do không trung thưc, các mức từ  cảnh cáo đến khiển trách.

Theo đó, tất cả các hiện tượng tiêu cực đối với cán bộ ngành đều phải nếu bị phát hiện sẽ bị xử nghiêm, thậm chí bị cách chức, khai trừ (nếu là Đảng viên).

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và áp dụng theo luật để xử lý nghiêm với những trường hợp vi phạm.

Thắt chặt luật pháp đối với cả hai phía: người "chạy trường" và người tạo điều kiện cho việc “chạy trường” vừa tang tính giám sát của phụ huynh học sinh, vừa giảm thiểu tiêu cực.

Có như vậy, việc “chạy trường” sẽ khó có thể xảy ra nếu việc thực thi theo luật thực sự nghiêm.

Như vậy, để “chạy trường”, “chạy lớp” không còn là “khối u” trong dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thắt chặt các luật định và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Cha mẹ cần chú ý: Nạn nhân chính là những đứa trẻ

Xuất phát từ xu thế của xã hội hiện nay, tâm lý phụ huynh nào cũng luôn muốn tìm cho con mình điều tốt nhất: chọn trường có tiếng, lớp giỏi vì tâm lý sợ con mình thiệt thòi hơn so với các bạn.

Đây là mong muốn và nhu cầu chính đáng của các bậc phụ huynh.

Nhưng vô tình, mong muốn đẹp đẽ ấy đã khiến đứa trẻ trở thành nạn nhân của cuộc đua để trở thành… người tài.

Phần đông phụ huynh còn đang chọn trường theo “danh tiếng nổi lên từ dư luận” mà chưa thực sự quan tâm đến khả năng của con.

Các vị phụ huynh cùng cần nhận thức được rằng môi trường giáo dục tốt nhất là môi trường thực sự trong sạch và không có tiêu cực. (Ảnh minh họa, Tri thức trẻ)
Các vị phụ huynh cùng cần nhận thức được rằng môi trường giáo dục tốt nhất là môi trường thực sự trong sạch và không có tiêu cực. (Ảnh minh họa, Tri thức trẻ)

Điều này cũng gây nên những áp lực không nhỏ cho con trẻ khi phải “học ngày học đêm, học thêm chưa kể” để theo kịp các bạn.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng tạo sức ép  lớn đến giáo viên và cán bộ quản lý của ngành.

Hiện tượng chạy vào trường chuyên, lớp chọn; tình trạng “Hiệu trưởng tắt điện thoại, không tiếp, không nghe, không gặp,... vì phụ huynh tìm mọi cách tấn công” có một sức ép vô hình tới người quản lý giáo dục.

Dường như, họ đang phải chịu những tác động từ “môi trường độc hại” này. Hơn nữa, tiêu cực nếu đã trở thành thói quen, hay nghiêm trọng hơn, trở thành “văn hóa phong bì”.

Như một chuỗi liên hệ tất yếu, điều này là nguyên nhân căn bản tạo ra tham nhũng trong ngành giáo dục.

Và càng nguy hại hơn khi có tác động liên tiếp về sự tiêu cực này đã và đang được hình thành trong đầu con trẻ.

Các vị phụ huynh cùng cần nhận thức được rằng môi trường giáo dục tốt nhất là môi trường thực sự trong sạch và không có tiêu cực. Không phải “chạy” là các con được vào môi trường giáo dục tốt.

Đẩy mạnh việc phân luồng học sinh

Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) đã  và đang góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể thấy những năm gần đây, thay vì tiếp tục học lên Trung học phổ thông (đối với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở) hoặc đăng ký tuyển sinh đại học (đối với học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông), tỷ lệ học sinh đăng ký học nghề từ cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Thực tiễn những năm qua, việc lựa chọn học nghề của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với phát triển kỹ năng phục vụ nhu cầu lao động của xã hội, góp phần làm tang “ích nước, lợi nhà”. Một số địa phương đã mở rộng thêm các nghề phổ thông mới phù hợp với nhu cầu của học sinh.

Xóa chạy trường, chạy lớp không khó, quan trọng là có thật sự quyết tâm ảnh 4Lùm xùm ở trường Cao Bá Quát bao giờ mới chấm dứt?

Điều này góp phần giảm thiểu "xu hướng" 
chạy trường", "chạy lớp".

Trong điều kiện hiên nay, điều kiện tiếp cận thông tin không còn khó khăn, học sinh có thể tự giác có ý thức định hướng và chọn nghề cho tương lai.

Để trợ giúp cho các em, gia đình cần nâng cao phương pháp giáo dục con trẻ, giúp con em hướng nghiệp tiết kiệm thời gian và thực sự hiệu quả.

Nói về việc định hướng nghề nghiệp và làm khơi dậy niềm tin, định hướng nghề nghiệp cho các con, Thạc sĩ Tô Thúy Hạnh – Phó Trưởng phòng Tâm lý học ứng dụng của Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng:

“Gia đình cần đồng hành giúp trẻ nhận ra thế mạnh và điểm yếu của bản thân từ nhỏ. Nâng cao ý thức tự chọn nghề là phải định hướng cũng như tôn trọng quyết định của con.

Cha mẹ hãy luôn đặt ra những câu hỏi để cùng con suy nghĩ những vấn đề liên quan đến chọn nghề như cung cấp thông tin về ngành nghề con yêu thích và xem con những phẩm chất gì phù hợp với nghề, những phẩm chất gì không phù hợp.”.

Rõ ràng, những hỗ trợ cha mẹ có thể làm đều giúp con lựa chọn phù hợp với nghề, giúp con có ý thức tự chọn nghề.

Các phương pháp giáo dục từ phía gia đình áp dụng với từng trường hợp cụ thể: hiểu năng lực và nguyện vọng của con sẽ giúp trẻ sớm có được định hình trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Vi Phương