Xăng sinh học sẽ được sử dụng đại trà

26/11/2012 15:07
L.H
(GDVN) - Theo đó, xăng sinh học E5 dùng cho các phương tiện đường bộ sẽ thí điểm trước tiên cho 7 tỉnh thành phố từ ngày 1/12/2014. Sau một năm (1/1/2015) loại xăng sinh học này sẽ áp dụng trên phạm vi cả nước.
Mới đây, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Theo đó xăng sinh học E5 dùng cho các phương tiện đường bộ sẽ thí điểm trước tiên cho 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 1/12/2014. Sau một năm (1/1/2015) loại xăng sinh học này sẽ áp dụng trên phạm vi cả nước.

Xăng sinh học là gì?

Việc sử dụng các loại xăng sinh học sẽ được áp dụng cho các động cơ xăng và diesel của các phương tiện cơ giới đường bộ. Với lực lượng quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định vẫn sử dụng các loại xăng dầu đặc chủng riêng.

Nhiều người còn mù mờ thông tin về xăng sinh học (ảnh nguồn Internet)
Nhiều người còn mù mờ thông tin về xăng sinh học (ảnh nguồn Internet)


Không chỉ đến bây giờ chủ đề xăng sinh học mới được đưa ra. Vviệc áp dụng xăng sinh học trên thực tế đã được kiểm chứng với nhiều cây xăng được mở và bán từ hai năm trước đây nhưng nhiều người vẫn còn hoài nghi về chất lượng cũng như mức độ an toàn của loại nhiên liệu này.

Theo thông tin đăng tải trên một số tạp chí khoa học, xăng sinh học (hay còn gọi là nguyên liệu sinh học) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật. Bao gồm chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa…), từ ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương…) từ chất thải trong nông nghiệp (rơm, rạ, phân…) hay  từ sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải…). 

Như vậy, xăng sinh học E5 là một hỗn hợp giữa 95% xăng A92 và 5% cồn khan (tức ethanol C2H5OH không ngậm nước). Hỗn hợp nhiên liệu này khi được đem sử dụng trong các loại động cơ xăng truyền thống sẽ không gây ra bất cứ trục trặc nào về mặt kỹ thuật sử dụng, không gây ảnh hưởng gì lớn đến các chi tiết bằng cao su hoặc chất dẻo trong kết cấu động cơ.

Điểm nồi bật của xăng sinh học E5 là giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2. Nhưng xăng sinh học E5 vẫn đạt Tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 8063:2009 - Xăng không chì pha 5% ethanol, yêu cầu kỹ thuật.

Theo các nhà khoa học, xăng sinh học không ảnh hưởng đến động cơ xăng và diezen.
Theo các nhà khoa học, xăng sinh học không ảnh hưởng đến động cơ xăng và diezen.


Tôi đi mua xăng 500.000 đồng bị nhân viên bán xăng ăn gian mất 300.000

Tôi đi mua xăng 500.000 đồng bị nhân viên bán xăng ăn gian mất 300.000

Vụ cháy cây xăng: 'Cháy nhà mới ra mặt chuột'

Vụ cháy cây xăng: 'Cháy nhà mới ra mặt chuột'

Hiện nay người dân đang chủ yếu sử dụng căng A92 cho phương tiên giao thông đường bộ, mức so sánh được nhiều người đặt ra giữa hai loại xăng A92 và xăng sinh học E5. Theo PGS.TS. Nguyễn Lê Ninh (Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật TP.HCM) xăng A92 thuần chất, khả năng chống kích nổ cho động cơ được đánh giá qua chỉ số chống kích nổ có số % octan (C8H18) là 95 trong hỗn hợp octan và n_heptan (C7H16) 5%.

Nói cách đơn giản là xăng E5 không chỉ vượt trội so với xăng A92 truyền thống về khả có khả năng chống kích nổ bảo vệ động cơ mà bản chất loại xăng này cũng tốt hơn xăng A95 thuần chủng. Điều đó cho phép xăng E5 có thể sử dụng cho những động cơ vốn có tỷ số nén cao trong các dòng xe chạy xăng hiện đại mà lâu nay người tiêu dùng vẫn phải đổ xăng A95.

Vì sao người dân vẫn thờ ơ với xăng E5 

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thời gian qua xăng sinh học E5 khi đưa vào sử dụng tại một số địa phương người dân lại không mấy mặn mà. Nguyên nhân từ tâm lý người dân chưa sẵn sàng cho việc dùng xăng E5 vì số đông còn nhầm lẫn trong xăng E5 có chất dễ gây cháy xe.

Trong số 3 đơn vị sản xuất xăng sinh học E5 là PV Oil, Sài Gòn Petro và Petec thì PV Oil là đơn vị đi đầu và hăng hái hơn cả. Tuy nhiên trong 9 tháng qua đơn vị này cũng chỉ tiêu thụ được 15.000m3 xăng E5, tiêu thụ tương đương 750 m3 Ethahol trên tổng số sản lượng 200.000 tấn. Còn lại đã xuất khẩu bán với giá 15.000 đồng-18.000 đồng mỗi lít. "Như vậy chỉ coi như hòa lỗ hoặc hòa vốn".

Theo một số chuyên gia ngành xăng dầu cho rằng từ trước đến việc các doanh nghiệp xăng dầu gặp khó trong việc bán E5 ngoài nguyên nhân do tâm lý khách hàng. Phía nhà sản xuất vẫn chưa khéo léo trong việc áp dụng giá mà thực chất là việc giảm giá thành với mặt hàng xăng sinh học E5.

Xăng sinh học cạnh tranh kém do giá? (ảnh minh họa - nguồn Internet )
Xăng sinh học cạnh tranh kém do giá? (ảnh minh họa - nguồn Internet )


Hiện nay giá bán áp dụng cho loại xăng sinh học E5 chỉ rẻ hơn 100 đồng/lít so với xăng A92 truyền thống. Theo lời khuyên của các chuyên gia kinh tế và xăng dầu thì phái nhà sản xuất E5 nên có động thái mạnh thu hút khách hàng có thể bằng việc đưa mức giá xăng E5 rẻ hơn 1.000 đồng/lít so với A92. Ngoài ra, Bộ Khoa học Công nghệ nên vào cuộc, tiếp tục chứng minh cho người tiêu dùng thấy xăng E5 không có hại cho động cơ.

Còn một nguyên nhân khiến E5 dù được đưa vào sử dụng từ cách đây 2 năm nhưng người tiêu dùng vẫn thờ ơ chính là việc đơn vị sản xuất kém trong khâu quảng bá sản phẩm. Không nói quá khi cho rằng nhiều người dân vẫn hoàn toàn mù mờ, thậm chí không hề biết gì về loại xăng này. Thêm vào đó, việc kiểm soát chất lượng xăng dầu chưa được tốt cũng khiến người dân ngại ngùng trước xăng E5.

Đồng thời để tạo tiền đề cho việc áp dụng xăng sinh học E5 trên địa bàn cả nước thì cần phải có sự hỗ trợ tạo bước đệm cho xăng E5 ra thị trường. Một chuyên gia xăng dầu cho rằng Nhà nước không nên dùng biện pháp hành chính, chỉ nên hỗ trợ bằng thuế. Ví dụ, nếu như với A92, thuế bảo vệ môi trường là 1.000 đồng/lít thì xăng E5 (do 95% là xăng A92) có thể đánh phí thấp hơn, chỉ 500 đồng/lít chẳng hạn. Làm được điều đó thì tự DN và người tiêu dùng sẽ tìm đến.

Rõ ràng bằng việc đưa xăng sinh học E5  vào sử dụng bắt buộc trên cả nước là động thái tích cực và hợp lý lúc này của chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất xăng sinh học đảm bảo môi trường. Hơn nữa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu chính là chất thải trong các ngành công nghiệp nông nghiệp đang bị bỏ phí hiện nay.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!


L.H