Tàu ngầm thông thường tiên tiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản |
Ngày 26/11, trang mạng “Thời báo New York” đã đăng bài “Nhật Bản thận trọng tăng cường sức mạnh quân sự ứng phó sự trỗi dậy của Trung Quốc” (Cautiously, Japan Raises Military Profile as China Rises) của tác giả Martin Fackler.
>> Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản có gì mạnh?
Bài viết cho rằng, Nhật Bản đang muốn thông qua phương thức cung cấp viện trợ quân sự (lần đầu tiên trong mấy chục năm qua), phô diễn sức mạnh quân sự của họ, thúc đẩy hình thành liên minh khu vực và hỗ trợ quốc phòng cho nước khác để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bài viết cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu chiến đơn giá 12 triệu USD cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và có thể tạo điều kiện để Việt Nam có thể mua tàu ngầm tiên tiến của họ. Nội dung của bài viết được tờ ChinaNews đăng "dẫn" và thêm thắt lại như sau:
Báo TQ tuyên truyền rằng trong nhiều năm qua, vai trò ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản đang suy giảm, bởi nền kinh tế của họ ngày càng suy thoái, một nước Nhật Bản theo chủ nghĩa hòa bình, lần đầu tiên trong mấy chục năm qua đang muốn thông qua viện trợ quân sự, phô diễn sức mạnh quân sự, thúc đẩy hình thành liên minh khu vực và hỗ trợ quốc phòng cho nước khác để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tàu ngầm diesel lớp Soryu Nhật Bản |
Năm nay, Nhật Bản đã phê chuẩn một chương trình cả gói trị giá 2 triệu USD, cử kỹ sư quân sự đào tạo kỹ năng cứu nạn và xây dựng đường sá cho Quân đội Campuchia (Cambodia), Đông Timor. Đây là lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài.
>> Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản có gì mạnh?
Tàu chiến Nhật Bản không chỉ tiến hành ngày càng nhiều các cuộc diễn tập quân sự liên hợp với các lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa bắt đầu định kỳ đến thăm các nước.
Sau khi vượt qua được các bước như viện trợ dân sự, trang bị huấn luyện cho lực lượng bảo vệ bờ biển của nước khác, quan chức và các nhà phân tích quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản sẽ nhanh chóng thực hiện một cột mốc mới: Bắt đầu bán trang bị quân sự ở khu vực này như thủy phi cơ (máy bay có thể hạ cánh trên mặt nước), hơn nữa có thể sẽ bán tàu ngầm động cơ diesel tàng hình, loại tàu ngầm này được cho là thích hợp cho hoạt động ở vùng biển nước nông mà Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền vô lý.
Đem liên kết những động thái, bước đi này với nhau, mặc dù nó không lớn, nhưng lại là một sự chuyển biến quan trọng của Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hỗ trợ triển khai chiến dịch do Mỹ chủ đạo ở Iraq và Afghanistan. Quan chức Nhật Bản cho biết, sách lược của họ không phải là bắt đầu một cuộc đua tranh giành vai trò ảnh hưởng với Trung Quốc, mà là tăng cường liên hệ với các nước khác có cùng mối quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tàu ngầm diesel lớp Soryu của Nhật Bản |
Họ thừa nhận, xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển của nước khác là một phương pháp tăng cường khả năng của những nước này để chống lại bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc. Mỹ đã nhiều lần bày tỏ hoan nghênh đối với những nỗ lực này của Nhật Bản, bởi vì điều này phù hợp với chiến lược tăng cường khả năng quân sự cho các nước châu Á để chống lại Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này.
>> Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản có gì mạnh?
Các nhà phân tích cho rằng, các nước láng giềng (có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc) hoan nghênh và có thể nhờ tới sự giúp đỡ của Nhật Bản. Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh của Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố Philippines cho rằng: “Vì mối đe dọa từ Trung Quốc, chúng tôi đã để ác mộng chiến tranh thế giới thứ hai của mình sang một bên”. Quan chức Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, hiện nay Nhật Bản, Mỹ và Australia đang giúp đỡ họ ứng phó với Trung Quốc.
Để giữ lập trường chủ nghĩa hòa bình của mình, Nhật Bản hoàn toàn không có tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay có khả năng điều động thực sự, nhưng tàu ngầm diesel của Nhật Bản được cho là tốt nhất trong chủng loại này trên thế giới.
Hải quân Nhật Bản cũng sở hữu tàu chiến lớp Aegis có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo, và 2 tàu khu trục cỡ lớn trang bị trực thăng – có thể đổi sang trang bị máy bay chiến đấu phản lực cất/hạ cánh thẳng đứng.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản |
Nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho rằng, chiến lược của Nhật Bản là cung cấp trang bị và huấn luyện cho khu vực quanh biển Đông để tạo dựng nên lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng phòng vệ “mini” được “Nhật Bản hóa”.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu chiến có đơn giá khoảng 12 triệu USD. Họ cũng có thể cung cấp tàu chiến tương tự cho Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng cho rằng, có thể Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mua tàu ngầm của họ, Australia và Malaysia cũng có thể trở thành khách hàng.
>> Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản có gì mạnh?
Nhật Bản có thể chế tạo tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới. Trong hình là tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản |