Thường niên, Trung tâm Thư viện ĐH Sư phạm Hà Nội đều tổ chức Hội nghị Bạn đọc. Đây là cơ hội để cho sinh viên giao lưu, gặp gỡ với các tác giả nổi tiếng. Với chủ đề "Văn học – tình yêu, trận mạc và đời thường", nhà văn Chu Lai đã có buổi nói chuyện tâm huyết, thú vị với sinh viên ĐH Sư phạm ngày 11/12. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh, siên viên tỏ lòng tri ân đến lớp lớp cha anh, hướng về ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), kỷ niệm 40 năm trận Điện Biên Phủ trên không.
Chu Lai được biết đến là một trong những nhà văn - người lính tiêu biểu sau năm 1975, là cây bút năng động, sống bằng chất xám. Nhà văn Chu Lai đã có quan niệm hóm hỉnh nhưng không kém phần sâu sắc: “Văn học là đích thực như chiếc công nông cót két chạy trên đường làng, chạy đến đâu âm thanh phát ra đến đó”.
Từ cuộc đời...
Trong buổi giao lưu cùng SV ĐH Sư phạm Hà Nội, nhà văn Chu Lai đã "bật mí" về những kỷ niệm đời thường và trận mạc. Về động cơ của người lính trẻ Chu Lai vào chiến trường, đương nhiên sẽ là lòng yêu nước, ý chí căm thù địch, những điều này đã lặn sâu vào trong máu. Thế nhưng, vẫn còn một động cơ khác là động cơ…phần mềm có được bởi tình yêu.
Nhà văn Chu Lai kể lại, thời còn trẻ, khi đang là diễn viên đoàn kịch quân đội, chàng trai Chu Lai có một cô người yêu. Mỗi sáng, ánh mắt của cô gái nhìn nhà văn cứ thấp dần xuống. Cảm tưởng mình có lỗi vì bạn bè đã vào hết chiến trường, Chu Lai quyết định đi chiến đấu để đôi mắt người yêu ở lại được yên bình. Cho đến bây giờ, ngẫm lại nhà văn Chu Lai chiêm nghiệm: Đôi khi người ta trở thành anh hùng cũng chỉ vì đôi mắt dửng dưng của người phụ nữ.
Nhà văn Chu Lai cho rằng: Bất cứ điều gì từ trong gan ruột cũng sẽ được truyền cảm một cách mãnh liệt. (Ảnh: Đỗ Quyên) |
Thời đó, chàng trai trẻ Chu Lai đã từng bỏ HV Quân Y, ĐH Tổng hợp, khoa Văn và nghề diễn viên sân khấu kịch để vào chiến trường. Chia sẻ về những bước ngoặt này, nhà văn Chu Lai hóm hỉnh cho biết, ông cụ thân sinh ra nhà văn đã để lại cho con gene đa tình, nên luôn coi tâm hồn và thân thể của người phụ nữ muôn đời bí ẩn. Thế nhưng, khi là sinh viên năm đầu của HV Quân Y, trong buổi thực hành, chàng sinh viên Chu Lai đã được nhìn thấy giáo cụ trực quan là thân thể một cô gái nude trong bồn nước, vì vậy chàng sinh viên trẻ ấy đã…bỏ trường vì nghĩ mình học nhầm nghề.
Trong quan niệm về phái đẹp, nhà văn Chu Lai cho rằng: “Đàn bà là đêm hôm, thăm thẳm, tối tăm, khôn dò, bí hiểm để đàn ông chống gậy, lọm khọm, bì bõm đi tìm suốt đời nhưng không tìm được. Ngày nào đó mà định nghĩa được đàn bà là thế nào, tìm được đàn bà là ai thì ngày đó hành tinh này sẽ có hiểm họa kỳ quái xảy ra. Đó là loài người không còn hội họa, không còn thi ca”.
Nhà văn đã có lần tâm sự: "Tuổi trẻ hạnh phúc là có một người con gái cháy bỏng mình yêu, lớn lên vào trận hạnh phúc là đánh phải thắng trận này để còn sống trở về được cô du kích có nước da xanh xao màu lãng mạn nấu cho một bát cháo gà rừng nóng bỏng môi và bây giờ, về già, hạnh phúc không là cái gì khác ngoài sự luôn luôn thấy thiếu thời gian".
Chiêm nghiệm về cuộc sống, nhà văn Chu Lai tâm sự: "Vào mỗi buổi chiều mùa đông Hà Nội thời bao cấp, ngồi dưới một gốc si già, uống một chén rượu nhạt, tôi thường ngẫm nghĩ rằng: Thì ra cuộc đời tất cả chỉ là phù du. Vì thế, mỗi một người trong một năm hãy đi ra biển một lần, để thấy được cái vô hồi, vô hạn của đại dương mênh mông, sẽ thấy kiếp người thật nhỏ bé, cuộc đời là phù du, bớt ham hố, bớt khổ đau, bớt chộp giật đi. Những ai không ở miền quê có biển, hãy một lần ra nghĩa trang, vào một chiều đông để ngửi thấy giá lạnh của sự chết, thấy cuộc đời nhẹ thôi đừng khổ đau, đừng ham hố, đừng căm ghét. Sau đó lẳng lặng trở về sống một cách tử tế, bởi chúng ta sẽ nắm tay nhau cùng cầm vào cõi vĩnh hằng là hết".
Chiêm nghiệm về cuộc sống, nhà văn Chu Lai tâm sự: "Vào mỗi buổi chiều mùa đông Hà Nội thời bao cấp, ngồi dưới một gốc si già, uống một chén rượu nhạt, tôi thường ngẫm nghĩ rằng: Thì ra cuộc đời tất cả chỉ là phù du. Vì thế, mỗi một người trong một năm hãy đi ra biển một lần, để thấy được cái vô hồi, vô hạn của đại dương mênh mông, sẽ thấy kiếp người thật nhỏ bé, cuộc đời là phù du, bớt ham hố, bớt khổ đau, bớt chộp giật đi. Những ai không ở miền quê có biển, hãy một lần ra nghĩa trang, vào một chiều đông để ngửi thấy giá lạnh của sự chết, thấy cuộc đời nhẹ thôi đừng khổ đau, đừng ham hố, đừng căm ghét. Sau đó lẳng lặng trở về sống một cách tử tế, bởi chúng ta sẽ nắm tay nhau cùng cầm vào cõi vĩnh hằng là hết".
Đến trang viết…
Đối với văn chương, nhà văn Chu Lai cho rằng, nếu thả hết tâm hồn với cuộc sống, yêu con người sâu thẳm thì đề tài nào cũng có thể viết hay được, từ những gian khổ đời lính ngày hành quân nát tươm bàn chân, ghẻ lở toàn thân đến hình ảnh một cô gái phố nhà binh đẹp đến nỗi đi xuất khẩu lao động phố cũng bị nghèo đi. Bất cứ điều gì từ trong gan ruột cũng sẽ được truyền cảm một cách mãnh liệt.
Trong quá trình sáng tạo, nhà văn Chu Lai đã từng viết như nhập đồng, mỗi ngày viết từ 30 đến 40 trang bản thảo, một tháng, cùng lắm là một năm thì xong một cuốn tiểu thuyết. Thế nhưng cũng có thời gian chững lại, mất 2 tới 3 năm. Bởi nhà văn làm việc trong nguyên lý: “Càng cảm thấy mệt mỏi tức là còn viết được nữa, chứ sau một cuốn sách mà thấy cười ha hả suốt ngày thì khó viết tiếp được lắm. Vấn đề là thời gian và sức viết thôi. Tên tuổi làm sao có thể sáng lòa mãi được. Có người chỉ bằng một bài thơ, thậm chí một câu thơ, một truyện ngắn, một cuốn sách là cứ ăn vào sự sáng lòa ấy suốt đời”.
Trong phần giao lưu với SV Trường ĐH Sư phạm, khi được học sinh hỏi rằng: “Nghe những câu chuyện nhà văn kể, có cả phần đáng sợ và gai góc của chiến tranh. Những điều này học sinh không tìm thấy trong các tác phẩm văn học nhà trường. Tại sao lại như thế?”. Nhà văn Chu Lai cho biết: Những trang viết gai góc nếu nằm trong một tổng thể chung tiểu thuyết thì hợp lý, nhưng về khuôn khổ, SGK không thể in hết một cuốn tiểu thuyết. Và nếu chỉ in những trang viết gai góc sẽ tạo ra tâm lý hoang mang cho người đọc, có cái nhìn sai lệch về chiến tranh.
Do đó, nhà văn Chu Lai cũng khuyên học sinh, sinh viên nên hình thành văn hóa đọc, ngoài học tác phẩm trong nhà trường hãy thường xuyên đến thư viện để đọc tiểu thuyết. Như vậy mới mong có được cái nhìn đa chiều, đa dạng về chiến tranh. Bên cạnh đó, nhà văn cũng nhấn mạnh: “Là những sinh viên sư phạm, mốn viết văn thì các em phải sống nhiều, yêu nhiều”.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật "chạy ăn" từng bữa |
|
Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi |
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên