Nhóm Mua tạm ngừng hoạt động do nhà đầu tư đột ngột cắt vốn

12/12/2012 10:49
Theo Sài Gòn tiếp thị
Khoảng hơn 8 giờ sáng hôm qua (ngày 11/12/2012), Công ty Nhóm Mua gần như không làm việc và lâm vào tình trạng xáo trộn sau khi gần 1.000 nhân viên đang làm việc tại Nhóm Mua bất ngờ nhận được thư từ bộ phận nhân sự, gửi qua email, thư của đại diện nhà đầu tư (đang chiếm 72,73% cổ phần gồm IGD Ventures – Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net) thông báo về việc “ngừng cung cấp vốn hoạt động cho Nhóm Mua”.

 Đồng thời nhà đầu tư cũng yêu cầu ban tổng giám đốc mới từ nhiệm, hiệu lực ngay tức thì.

Trong lúc bức thư trên đang làm các nhân viên rối loạn, thì ở một nơi khác tại quận 1, TP.HCM, ông Tom Trần (Trần Đức Thắng), giám đốc điều hành Công ty Nhóm Mua lại đang công bố về việc ông đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong Công ty Nhóm Mua cho nhà đầu tư theo các thủ tục đàm phán ở nước ngoài, chỉ còn thực hiện việc chuyển giao theo trách nhiệm pháp luật tại Việt Nam, chuyển giao công tác quản lý và điều hành cho lãnh đạo mới… 

Lộn xộn của Nhóm Mua đang gây tác động đến thị trường kinh doanh trực tuyến nói chung, cũng như nhiều doanh nghiệp bán hàng trực tuyến khác
Lộn xộn của Nhóm Mua đang gây tác động đến thị trường kinh doanh trực tuyến nói chung, cũng như nhiều doanh nghiệp bán hàng trực tuyến khác 

Chính vì hai việc xảy ra cùng lúc, nên rút cục công bố chuyển giao quyền quản lý của ông Tom Trần trở nên vô nghĩa khi không có người tiếp nhận. Bởi theo ông Phạm Kyle Anh Tuấn, sáng ngày 11.12 ông vừa làm đơn gửi đại diện nhà đầu tư tại Việt Nam xin từ chức giám đốc điều hành (mà ông được nhà đầu tư bổ nhiệm thay ông Tom Trần từ ngày 13/11 đến nay), khi có email yêu cầu từ nhiệm kể trên.

Nhóm mua lại ngưng hoạt động: Khách hàng bực tức vứt voucher ra về

Nhóm mua lại ngưng hoạt động: Khách hàng bực tức vứt voucher ra về

Tân CEO từ nhiệm, Nhóm Mua thông báo tạm ngưng hoạt động

Tân CEO từ nhiệm, Nhóm Mua thông báo tạm ngưng hoạt động

Mâu thuẫn giữa nhà sáng lập công ty là ông Tom Trần với nhà đầu tư quanh quyền quản lý doanh nghiệp Nhóm Mua chưa có phán xét cuối cùng. Vấn đề nhiều người quan tâm là: “Ai sẽ chịu trách nhiệm với những tổn hại của người tiêu dùng khi họ đã bỏ tiền ra mua voucher mà không sử dụng được, cũng như quyền lợi của nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho Nhóm Mua liệu có được đảm bảo?”

Trong thư gửi qua email, nhà đầu tư viết: “Trong lúc này, chúng tôi tập trung vào một việc duy nhất là tìm cách giải ngân số quỹ trong tài khoản ngân hàng của Nhóm Mua để thanh toán cho các bạn”.

Còn ông Tom Trần khẳng định, đến thời điểm này, về mặt thủ tục pháp lý thì ông vẫn là giám đốc điều hành và số tiền trong tài khoản (đang bị khoá) mà ông và đại diện nhà đầu tư cùng nắm quyền quản lý (dựa trên nguồn tiền nhà đầu tư đã rót vào Việt Nam) bằng 200% tổng số tiền nợ nhà cung ứng, nên đảm bảo thanh toán đầy đủ cho nhà cung ứng, và cũng đảm bảo quyền lợi cho khách đã mua voucher của Nhóm Mua.

Vấn đề đáng lo ngại khác, là lộn xộn của Nhóm Mua đang gây tác động đến thị trường kinh doanh trực tuyến nói chung, cũng như nhiều doanh nghiệp bán hàng trực tuyến khác. Do việc lo ngại không rút được tiền từ Nhóm Mua, nhiều nhà cung ứng lại ùa đến những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến khác đòi thanh toán. Với lượng khách đòi tiền tăng đột ngột, các công ty không thể nào xoay trở dòng tiền đáp ứng cho nhu cầu…

Sau hai năm hoạt động, Nhóm Mua có hai triệu thành viên, doanh số bình quân 44 tỉ đồng/tháng. Vào tháng 9.2011 ông Tom Trần sáp nhập diadiem.com và nhommua.com thành MJ group với số vốn đầu tư công bố đến 60 triệu USD (từ IDG Việt Nam, Rebate Networks, ru-Net Global).

Những diễn biến lộn xộn trong quản lý điều hành ở Nhóm Mua xuất hiện từ ngày 13.11, khi ông Phạm Kyle Anh Tuấn được các nhà đầu tư bổ nhiệm giám đốc điều hành thay ông Tom Trần.


* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!


Theo Sài Gòn tiếp thị