Thị trường châu Phi: Trung Quốc bán được nhiều vũ khí rẻ tiền hơn Mỹ

15/12/2012 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - Công nghiệp quân sự phát triển giúp Trung Quốc đẩy mạnh chào bán vũ khí ra nước ngoài, có triển vọng kiếm lợi nhuận ngày càng lớn từ vũ khí.
Quân đội Sudan trang bị xe tăng chiến đấu Type 96 do Trung Quốc sản xuất.
Quân đội Sudan trang bị xe tăng chiến đấu Type 96 do Trung Quốc sản xuất.

Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vừa cho biết, ngày 11/12, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga tiếp tục tiết lộ, các tài liệu thống kê và phân tích về buôn bán vũ khí thế giới đã phản ánh tình hình xuất khẩu vũ khí đối với thị trường châu Phi (tính từ sa mạc Sahara về phía nam châu Phi).

Số liệu thống kê cho thấy, Thụy Điển, Đức, Trung Quốc đứng trong top 3 bảng xếp hạng là nước lớn cung cấp vũ khí cho khu vực này, trong đó Trung Quốc đứng thứ ba về thị phần với 11,3%, tương đương 889 triệu USD.

Căn cứ vào thống kê của cơ quan nghiên cứu Nga, trong thời gian từ năm 2004-2011 tổng cộng có 35 nước xuất khẩu vũ khí trang bị cho lục địa đen, tổng kim ngạch là 7,85 tỷ USD, đưa khu vực này vào vị trí đứng thứ 8 trong số các khu vực thương mại vũ khí lớn trên thế giới, đứng sau các khu vực như châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Bắc Phi.

Nhìn vào tình hình hàng năm, tổng kim ngạch bàn giao thực tế của xuất khẩu vũ khí đối với các nước khu vực lục địa đen năm 2004 là 1,098 tỷ USD, năm 2005 là 589 triệu USD, năm 2006 là 457 triệu USD, năm 2007 là 771 triệu USD, năm 2008 là 1,137 tỷ USD, năm 2009 là 1,318 tỷ USD, năm 2010 là 990 triệu USD, năm 2011 là 1,494 tỷ USD.

Phiên bản cải tiến của xe tăng 85IIAP là xe tăng chiến đấu Type 96, hiện nay có trong biên chế của Lục quân Pakistan, trang bị pháo nòng trơn 125 mm.
Phiên bản cải tiến của xe tăng 85IIAP là xe tăng chiến đấu Type 96, hiện nay có trong biên chế của Lục quân Pakistan, trang bị pháo nòng trơn 125 mm.

Trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu vũ khí cho khu vực lục địa đen, Thụy Điển đứng thứ nhất, tổng kim ngạch là 1,8 tỷ USD, chiếm 22,9%, hơn nữa toàn bộ vũ khí được xuất khẩu cho Cộng hòa Nam Phi, trong đó năm 2008 bàn giao 346 triệu USD, năm 2009 và 2010 mỗi năm 415 triệu USD, năm 2011 là 623 triệu USD.

Đức xếp thứ hai, tổng kim ngạch 1,691 tỷ USD, chiếm 21,5%, hầu hết vũ khí được xuất khẩu cho Cộng hòa Nam Phi, trong đó năm 2004 bàn giao 873 triệu USD, năm 2005, 2007 và 2008 mỗi năm bàn giao 283 triệu USD, năm 2011 là 4 triệu USD.

Trung Quốc xếp thứ ba, tổng kim ngạch là 889 triệu USD, chiếm 11,3%, trong đó năm 2004 bàn giao 17 triệu USD, năm 2005 là 100 triệu USD, năm 2006 là 163 triệu USD, năm 2007 là 58 triệu USD, năm 2008 là 16 triệu USD, năm 2009 là 317 triệu USD, năm 2010 là 129 triệu USD, năm 2011 là 90 triệu USD.

Các nước tiếp theo xếp vị trí từ thứ 4 đến thứ 10 lần lượt là Italia (645 triệu USD), Nga (516 triệu USD), Anh (495 triệu USD), Ukraine (476 triệu USD), Israel (339 triệu USD), Pháp (220 triệu USD) và Nam Phi (172 triệu USD).

Các nước xếp vị trí từ thứ 11 đến 20 lần lượt là Tây Ban Nha, Brazil, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Jordan, Mỹ, Ấn Độ và Ba Lan, kim ngạch xuất khẩu vũ khí khoảng từ 20-95 triệu USD.

Tên lửa chống tăng HJ-8 Trung Quốc
Tên lửa chống tăng HJ-8 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-7 tuy đã lạc hậu, nhưng đối với các nước thế giới thứ ba, nó có giá rẻ, nên vẫn sử dụng nhiều.
Máy bay chiến đấu J-7 tuy đã lạc hậu, nhưng đối với các nước thế giới thứ ba, nó có giá rẻ, nên vẫn sử dụng nhiều.
Pháo tự hành plz45
Pháo tự hành plz45
Tên lửa chống hạm YJ-81 do Trung Quốc chế tạo
Tên lửa chống hạm YJ-81 do Trung Quốc chế tạo

Việt Dũng