Nội các mới của Thủ tướng Nhật Bản Zhinzo Abe |
Tân Hoa xã cho biết, ngày 26/12, Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, Nhật Bản sẽ triển khai “ngoại giao chiến lược” với tầm nhìn toàn cầu, trong đó đưa đồng minh an ninh với Mỹ đi vào chiều sâu là “bước đi đầu tiên tái tạo ngoại giao và bảo đảm an ninh của Nhật Bản”.
Ông Shinzo Abe dự định thăm Mỹ vào tháng tới. Theo quan điểm của ông, Nhật Bản nếu có thể hợp tác với các nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ thì sẽ có thể hình thành một hình cung bao vây Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đây là kiểu tuyên tuyền "gắp lửa bỏ tay người" vốn không hề xa lạ bởi lẽ không một nguyên thủ quốc gia hay quan chức cấp cao nào lại bỗng dưng đi nói một quốc gia muốn liên thủ với các quốc gia khác để chống lại, bao vây 1 nước.
Thề bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản
Sau khi tổ chức lễ nhậm chức Thủ tướng, tối ngày 26/12, tại cuộc họp báo, ông Shinzo Abe đã đặt tên cho nội các mới của ông là “nội các vượt qua khủng hoảng”, chấn hưng lại nền kinh tế Nhật Bản là “ưu tiên nhất”, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là hóa giải khủng hoảng kinh tế và ngoại giao.
“Chúng ta sẽ triển khai ngoại giao về mặt chiến lược… Trước hết, chúng ta phải tái thiết quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ với nền tảng là sự tin cậy”. Abe nói, sau khi Đảng Tự do Dân chủ giành được thắng lợi bầu cử Hạ viện Nhật Bản tuần trước, ông và Tổng thống Mỹ B. Obama đã điện đàm, đồng ý thiết lập quan hệ “lâu dài”.
Máy bay chiến đấu F-15, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. |
Ông Shinzo Abe dự định hạ tuần tháng 1/2013 sẽ thăm Mỹ. Sau khi lần đầu tiên lên làm Thủ tướng tháng 9/2006, ông Abe cũng tìm kiếm xây dựng mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush. Chỉ có điều, chưa được một năm, ông đã phải từ chức.
Đã qua 5 năm, nay ở độ tuổi 58, ông Abe trở lại chiếc ghế Thủ tướng, tiếp tục nhấn mạnh ngoại giao chiến lược, cho biết Nhật Bản cần nhìn bao quát bản đồ toàn cầu, dựa vào sức mạnh quốc gia tổng hợp, đưa ra chiến lược ngoại giao, bảo vệ lợi ích quốc gia.
"Theo quan điểm của Abe, nếu Nhật hợp tác với Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, sẽ hình thành một hình cung bao vây Trung Quốc". - báo TQ tuyên truyền. Lời nói này làm người ta liên tưởng tới nhiệm kỳ trước của ông Abe, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khi đó, ông Taro Aso đề xuất “Vòng cung tự do và phồn vinh”. Nhưng, “ngoại giao giá trị quan” này không thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn của Abe và Aso.
Ông Shinzo Abe cũng thề sẽ bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Nhật Bản. “An ninh của Nhật Bản không phải là việc của người khác, hơn nữa hiện nay đang trong nguy hiểm” – ông nói, “chúng ta sẽ tập trung vào tăng cường mức độ mau lẹ cho nội các trong việc ứng phó với các vấn đề ngoại giao và an ninh”.
Máy bay hải giám Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Nhật Bản chụp được. |
“Ngoại giao”, “lịch sử” tương đối ôn hòa
Tuy nhiên, trong ngày thành lập nội các mới, những tuyên bố về quan hệ ngoại giao và vấn đề lịch sử lại tương đối ôn hòa.
Ngày 26/12, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida nói với các phóng viên rằng: “Tôi quyết tâm tập trung tái thiết quan hệ Nhật-Mỹ, hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, lấy ngoại giao kinh tế làm một trụ cột”.
Fumio Kishida tái khẳng định lập trường của Nhật Bản trong vấn đề lãnh thổ, đồng thời cho biết hy vọng xây dựng lòng tin với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ông nói, lĩnh vực cùng có lợi giữa Nhật-Trung rất rộng, quan hệ Nhật-Trung rất quan trọng, cần phải ứng xử nghiêm túc, hy vọng hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng nói đến quan hệ Nhật-Trung, cho biết chuẩn bị thông qua đối thoại tiếp xúc với Trung Quốc để duy trì lập trường “quốc gia hòa bình” sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword tại Kyushu và Okinawa ngày 5/16/11_2012 |
Khi lựa chọn nhân sự nội các mới, ông Shinzo Abe đã xem xét nhiều người cho 2 chức vụ quan trọng là Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao, cuối cùng lựa chọn những người ít được biết tới là Fumio Kishida và Itsunori Onodera, để thuận lợi cho trực tiếp nắm các vấn đề ngoại giao và an ninh. Nguồn tin thân cận ông Shinzo Abe nói với phóng viên hãng Kyodo rằng, sở dĩ chọn Itsunori Onodera làm Bộ trưởng Quốc phòng là do ông này sẵn sàng nghe theo Abe.
Kế thừa “Phát biểu Myrayana”, tránh nói “Phát biểu Kono”
Tại cuộc họp báo vào tối cùng ngày, người phát ngôn chính phủ, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga cho biết, năm 2006, nội các Abe khóa đầu cho biết kiên trì tinh thần “Phát biểu Myrayana” về vấn đề lịch sử, nội các Abe khóa mới sẽ áp dụng phương châm tương tự, kế thừa “Phát biểu Myrayana”.
Tháng 8/1995, Thủ tướng Nhật khi đó là Tomiichi Murayama phát biểu thừa nhận trước đây Nhật Bản đã thực hiện quốc sách sai lầm, đi theo con đường chiến tranh.
Murayama nói, cần tự kiểm điểm lịch sử sâu sắc, rút ra bài học lịch sử, “phải nói những đau thương của chiến tranh cho thế hệ thanh niên, để không còn tái phạm sai lầm quá khứ”.
Nhưng Yoshihide Suga không làm rõ vấn đề phải chăng nội các Abe có kế thừa lập trường “Phát biểu Kono” hay không.
Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự trên đại dương |
“Phát biểu Kono” là chỉ, tháng 8/1993, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản khi đó là Yohei Kono đã phát biểu về kết quả điều tra vấn đề “nô lệ tình dục”, thừa nhận Quân đội Nhật Bản trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia thiết lập các nhà chứa ở bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và cưỡng ép phụ nữ địa phương làm nô lệ tình dục, đồng thời bày tỏ xin lỗi và tự kiểm điểm.
Ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thúc giục nội các mới của Nhật Bản đưa ra phương án hiệu quả để giải quyết vấn đề nô lệ tình dục trong quá khứ.
>> Điểm mặt các siêu hạm của Hải quân Pháp (P2)
>> Điểm mặt các siêu hạm của Hải quân Pháp (P3)
>> 33 bức ảnh siêu hạm Bespokoiny của Hải quân Nga
>> Ngắm siêu hạm tàng hình của Hải quân Thụy Điển
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm Soobrazitelniy của Hải quân Nga
>> Xem siêu hạm tàng hình Satpura của Hải quân Ấn Độ
>> Siêu hạm tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm tàng hình USS Independence