Trung Quốc áp thái độ và hành động cứng rắn trong đòi hỏi chủ quyền ở biển Hoa Đông, lần đầu tiên dùng máy bay hải giám xâm phạm không phận đảo Senkaku do Nhật kiểm soát. |
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, chính sách tập trung tăng cường thịnh vượng quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang làm cho khu vực Đông Á trở nên không ổn định. Nhưng, Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và ngày càng mở rộng lại có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.
Vì vậy, một nhiệm vụ lớn của chính quyền Shinzo Abe sẽ là sử dụng một phương thức mang tính chiến lược để thúc đẩy thực hiện chính sách ngoại giao. Họ cần gia tăng gây sức ép với Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc tính toán kỹ chủ nghĩa bành trướng của họ, đồng thời cũng cần kiên trì thuyết phục Trung Quốc bước vào quỹ đạo hợp tác quốc tế.
Về GDP, Trung Quốc hiện đã vượt Nhật Bản và đang đuổi theo Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với Trung Quốc, điều kiện cần thiết để trở thành siêu cường chính là phải trở thành “cường quốc biển”. Trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ ngày càng thể hiện rõ thái độ “muốn lấy sức mạnh quân sự làm nền tảng để theo đuổi quyền lợi biển lớn hơn”.
Nhật Bản cần xây dựng một cơ chế lâu dài, để nhà cầm quyền Nhật Bản có thể áp dụng chính sách phòng thủ chu đáo đối với vùng biển, vùng trời xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Trung Quốc cũng dùng tàu hải giám, tàu cá cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Đông. |
Thủ tướng Shinzo Abe coi quan hệ Nhật-Trung là “vấn đề quan trọng lớn nhất trong ngoại giao và chính sách an ninh của Nhật Bản thế kỷ 21” là có lý. Ông đề xuất phải tăng cường hợp tác với các nước có liên quan, chủ trương áp dụng ngoại giao mang tính chiến lược là thích đáng.
Điều quan trọng nhất là, cùng với việc Nhật Bản muốn tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ, tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước như Ấn Độ, Australia để làm cho Trung Quốc “co mình lại”.
Quan hệ Nhật-Trung đã rơi vào tình trạng xấu nhất kể từ khi tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972 đến nay.
Do Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, đồng thời xâm phạm lãnh hải, không phận của Nhật Bản, vì vậy, mùa thu năm 2012, một cuộc điều tra của chính quyền cho thấy, người dân Nhật Bản không có thiện cảm với Trung Quốc đã cao tới 80%.
Luật trao quyền quốc phòng được Mỹ thông qua khẳng định Mỹ có nghĩa vụ phòng thủ cho Nhật Bản, trong đó có quần đảo Senkaku, sẽ trở thành một nhân tố quan trọng để ngăn chặn Trung Quốc.
Nhật Bản tham gia “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” do Mỹ chủ đạo cũng sẽ đóng vai trò ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh "tuần tra" ở vùng biển đảo Senkaku để đòi chủ quyền với Nhật Bản. Họ liên tiếp bổ sung những tàu công vụ cỡ lớn, được cải tạo từ tàu chiến cho Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biển... |
Ngoài ra, nhìn từ góc độ lâu dài, bên trong việc nỗ lực đưa Trung Quốc vào khuôn khổ hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cũng có ý nghĩa quan trọng. Phong trào chống lại hàng hóa Nhật Bản xuất hiện ở Trung Quốc không chỉ đã gây thiệt hại cho tinh thần đầu tư vào Trung Quốc của các doanh nghiệp Nhật Bản, hơn nữa cũng đã làm suy yếu sức hấp dẫn của Trung Quốc – nước với tư cách là một “công xưởng sản xuất”.
Về khách quan, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm “con đường sống” ở các nước và khu vực ngoài Trung Quốc. Trung Quốc cần phải nhận thức được hành động này không chỉ gây thiệt hại cho Nhật Bản, mà cũng tự gây thiệt hại cho chính mình, nghĩa là “cùng bị thiệt hại”.
Bài báo kết luận, đối với hai nước Nhật Bản và Trung Quốc, cần thiết phải tái khởi động giao lưu cấp cao, hơn nữa có thể thông qua phương thức tách bạch giữa vấn đề quần đảo Senkaku với quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa khác để bảo vệ quan hệ chiến lược cùng có lợi giữa hai nước.
Trung Quốc đặc biệt chú ý tăng cường biên chế cho Hải quân những tàu chiến có khả năng tác chiến mạnh ở khu vực duyên hải, trong đó có tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa... đồng thời tăng cường khả năng tác chiến biển xa như huấn luyện biển xa để có khả năng vươn ra Tây Thái Bình Dương, vươn xuống phía nam biển Đông. |