Đã có 2 trường đại học phải đóng cửa ngành học vì thiếu SV

15/08/2011 02:27
ĐH Đà Nẵng công bố đóng cửa hai ngành học Kinh tế chính trị và Thống kê – Tin học do không tuyển được sinh viên

Ngoài trường ĐH Đà Nẵng công bố đóng cửa hai ngành học Kinh tế chính trị và Thống kê – Tin học do không tuyển được sinh viên, đã có thêm trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) cũng phải bỏ ngành học Tài chính ngân hàng cho năm học mới này.

{iarelatednews articleid='10386,10214,10103,10163,9964,9944,9753,9457'}

Theo mức điểm chuẩn mà ĐH Phạm Văn Đồngcông bố, trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT cho sáu ngành bậc ĐH của trường. Tuy nhiên, điều đáng buồn là chỉ có 64 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 trong tổng số 450 chỉ tiêu ĐH vào trường. Cụ thể: khoa Sư phạm ngữ văn đỗ 31 thí sinh, Công nghệ thông tin đậu 15, mười thí sinh đỗ Công nghệ kỹ thuật cơ khí, 5 thí sinh đủ điểm Sư phạm tiếng Anh, 2 vào Sư phạm tin học và Tài chính ngân hàng duy nhất một thí sinh trúng tuyển.

Ông Phạm Nghi, Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, năm nay, nhà trường sẽ phải bỏ ngành tài chính ngân hàng do chỉ có một thí sinh trúng tuyển. Ông Nghi cho biết thêm, thí sinh đã trúng tuyển ngành học này sẽ được ưu tiên chọn một trong số năm ngành đào tạo còn lại của trường.

 


Cùng với hệ ĐH, trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, hệ CĐ của ĐH Quảng Ngãi tuyển 1.100 chỉ tiêu nhưng kết quả chỉ có 85 thí sinh đỗ nguyện vọng 1, hầu hết đăng ký học ngành Sư phạm tiểu học.

Với số thí sinh trúng tuyển ít như trên, trường ĐH Phạm Văn Đồng đang tập trung xét tuyển nguyện vọng 2 của các thí sinh của hệ ĐH, CĐ để đảm bảo chỉ tiêu đào tạo của trường.

Bên cạnh đó, trường đã gửi văn bản xin Bộ GD-ĐT cho phép trường áp dụng điều 33 trong quy chế tuyển sinh chỉ áp dụng cho những trường đại học vùng và các trường đại học đóng trên địa bàn khó khăn, các trường đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nhân lực cho địa phương.

Theo điều 33 trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng điểm trúng tuyển: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm). Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 2,0 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.

Đối với các trường ĐH, CĐ được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đối với những trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được phép định điểm trúng tuyển theo tỉnh, huyện, vùng với mức chênh lệch điểm giữa các tỉnh, huyện (điểm chênh lệch khu vực) lớn hơn 0,5 nhưng không quá 2,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.

Theo Vnmedia